• Trang nhà
  • Diễn Đàn
  • CHAT
  • Nhân Vật Nữ
    • Nữ Lưu Nước Việt
    • Nữ Văn - Thi Sĩ
    • Nữ Nghệ Sĩ Tạo Hình
    • Nữ Nghệ Sĩ Ậm Thanh - Diễn Xuất
    • Phụ Nữ Việt Khắp Nơi
    • Nữ Lưu Thế Giới
    • Người Nữ Trong Văn, Thơ, Truyền Thuyết....
  • Tác Phẩm
    • Điều Lệ Đăng Bài
  • Từ Thiện
  • Liên Lạc
Hội nhập | Ghi Danh RSS
Bộ gõ tiếng Việt
Thư khố nhân vật nữ Việt Nam
Thư khố Nhân Vật Nữ của trang nhà Phụ Nữ Việt là bộ sưu tập tiểu sử và các tác phẩm tiêu biểu của các phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ Việt Nam...
Xem thêm...
ABCDEF
TEST
  • Nhân vật nữ
    • Nữ Lưu Nước Việt
    • Nữ Văn - Thi Sĩ
    • Nữ Nghệ Sĩ Tạo Hình
    • Nữ Nghệ Sĩ Âm Thanh - Diễn Xuất
    • Phụ Nữ Việt Khắp Nơi
    • Nữ Lưu Thế Giới
    • Người Nữ Trong Văn, Thơ, Truyền Thuyết ....
Khách Thăm Viếng
Số lượt truy cập
101,194
Số người online :
0
Thành viên :
0
Khách :
0
Tác Phẩm 
Con Đốm
(02/11/2012 11:26 PM) (Xem: 66286)
Tác giả : Vũ Thị Thiên Thư
Con  Đốm

   Con nái ì ạch từ mấy hôm nay, mỗi bữa ăn nằm dài gác mõm lên thành máng, gục mặt xuống, tấm cám chảy dài hai bên mép, Nội  thường vào thăm, xối nước tắm rửa, xoa bụng, vuốt lưng dỗ dành, còn bảo xách nước dội sàn chuồng cho sạch sẽ.

   Trân theo Nội ra sau vườn cắt lá chuối khô, bó lại thành chùm, kệ nệ ôm vào. Nội che một góc chuồng, cẩn thận phủ chùm lá chuối khô lên, con nái ì ạch lê cái bụng to gần chấm đất đến dựa lưng vào cột,  đong đưa thân hình  gải soèn soẹt .

   Đêm sâu tự bao giờ, trong giấc ngủ mơ màng, nghe tiếng bản lề rít, cửa sau nhà mở ra, Trân nhìn thấy ngọn đèn dầu leo lét, bóng Nội in trên vách, tiếng guốc dông gỏ đều đều lộp cộp, thanh âm quen thuộc, cộng với tiếng thì thầm nho nhỏ lao xao “ Con nái  đang rên rỉ, chắc nó chuyển bụng, coi chừng nó sẽ sanh lúc sang canh” Trân tụt xuống giường, quờ quạng xỏ chân vào đôi dép, rón rén theo sau, Nội quay lại “

-          Con đi ngủ đi, con Nái mới đau thôi, còn lâu lắm mới sanh mà .

-          Con muốn coi Nội lấy heo con ra

-          Trẻ con, chuyện nầy con chưa cần biết, mai mốt lớn lên , không muộn.

   Trân rón rén trở vào,  trong lòng vẫn nôn nao, không ai chiụ giải thích cho trẻ con biết, bảo là chuyện người lớn, nhưng không cho xem thì bao giờ mới biết đươc? Nhìn con Nái lê la cái bụng to tướng, ì ạch trong chuồng, Trân tò mò chỉ muốn xem làm sao mà nó có thể chứa ngần ấy con trong bụng được? Lần trước con Nái sinh được một lứa mười con, nuôi vừa tròn ba tháng thì người ta đến bắt đi mất ...Trân buồn hắt hiu, lần nầy Nội hứa sẽ cho Trân một con để nuôi riêng . Chờ đợi nôn nao, từng ngày, đi học về lại ra thăm, nhìn con nái đang lê la, biếng lười, càng mong sao cho đến lúc  khai sinh.

   Tiếng thở khò khè nặng nề, hục hặc, thanh âm cơ hồ không thể thoát ra trong cổ họng, con nái nằm tựa lưng vào vách chuồng, miệng nhai nát những tàu lá chuối khô...hơi thở  mệt nhọc đứt quảng, Bà ngồi cạnh, vuốt lưng dỗ dành, khi con heo con vừa lọt khỏi lòng mẹ cất tiếng kêu lên, Nội nhanh nhẹn đở lấy, chùi sạch rồi cho vào chiếc thúng con ủ lá chuối khô và giẻ rách.  Khi ánh mặt trời nhuốm hồng sau hàng cây, con heo con cuối cùng đã nằm yên trong thúng.

   Trân duị mắt, ánh sáng đầu ngày chói lọi, chưa kịp rửa mặt, nhớ lại đêm qua, con nái đang chuyển bụng, vội vã chạy ra vườn sau. Bờ cỏ cạnh mé mương  còn long lanh sương sớm, Trân quên mất trò chơi trêu đùa với những hạt ngọc mong manh, trong suốt nầy, đang nóng lòng nhìn bầy heo con, thấy Nội đang bê cái thúng, lẩm nhẩm đếm, kiểm soát lại lần cuối cùng, nhìn con nái với cái bụng lép xẹp đang thở phì phào. Trân cuí xuống sờ lên làn da màu hồng cuả bầy heo con, mắt nhắm mắt mở, chúng nó rúc vào nhau như bản năng tự nhiên  đi tìm hơi ấm, lông tơ mịn, lớp da mỏng,  tưởng chừng như thấy cả từng mạch máu luân lưu trong cơ thể bé nhỏ .

-          Nội à , cho con bồng nó được chưa ?

-          Chưa đâu con, phải lau chuì cho thật sạch sẽ đã, nó mới lọt lòng, còn phải chờ cho nó quen với không khí bên ngoài, và chưa biết còn  sót lại con nào nữa hay không.

-          Mười con rồi Nội

-          Giống nầy có thể đẻ một lứa mười hai con như chơi. Phải cẩn thận chờ, rủi còn sót lại, không kéo ra kịp con nó sẽ bị ngộp, chưa kể con nái kiệt sức, ngã xuống đè nhẹp nó không chừng . Thôi con đi học đi, trưa về mới bồng chơi được.

   Trân nhẹ vuốt làn da mịn màng, màu hồng nõn nà. Trong thúng lúc nhúc bầy heo con, có con màu hồng , có con lốn đốm đen

-          Nội à, tại sao chúng cùng một mẹ mà lại không giốngnhau hén

-          Ừ thì cũngnhư con người thôi, cũng có người vầy người khác vậy con

-          Con nầy bé quá, thân hình màu trắng hồng, nhưng lại có đốm đen trên vành tai, lạ quá vậy Nội

-          Ừ , chắc là  nó được làm dấu đó, thôi con đi học, trể rồi

-          Nội chừa con Đốm lại cho con nuôi nha

-          Ừ !

   Trân vuối nhẹ đôi tai vểnh lên cuả con Đốm thì thầm “ Mầy Ngoan nha...” rồi tung tăng chạy vào nhà .

   Những đứa con tròn lứa lần lượt được chủ chúng nó đến mang đi, Nội giữ lời, để dành con Đốm lại cho Trân nuôi. Khi mẹ nó hất ra, không cho con Đốm theo bú nữa, hàng ngày, Trân sang nhà máy xay lúa cuả Ông xúc cám mịn về  trộn với cháo gạo lứt cho con Đốm ăn. Nó lớn nhanh như thổi, mới đó mà thân hình đã tròn vòng ôm. Trân thường nghe người lớn mắng câu  “ Ngu như heo”, nhưng có thật không? Con Đốm không ngu như người khác mắng oan, nó rất thông minh theo tưởng tượng cuả Trân, nó biết vòi vĩnh, nũng niụ, bao giờ Trân ra thăm, nó cũng chạy đến bên vách chuồng, cọ lưng vào cây tràm nhỏ làm  thanh chắn, ngóng mũi chờ đợi. Con Đốm rất tinh nghịch, suốt ngày hết lăn lóc trong chuồng, lại thò sang khu đất trống, uỉ mấy gốc cây, nhủi mặt vào bùn ..nthân thể đính đầy bùn khô, .trông nó lấm lem như khối đất di động.

   -   Đốm!  Lại đây tắm,  mầy thật là dơ như heo.

   Trân mắng con Đốm, vậy mà nó cũng mon men đến bên chuồng  phơi cái lưng tròn trịa ra cho Trân xối nước. Gải vào lưng  mấy cái là nó nằm dài ra, biếng lười gác mõm lên máng ăn chờ đợi.  Ngọn gió bấc liu hiu lùa qua khe cửa, những sáng gai lạnh, không muốn thò tay vào thau nước, Trân lo lắng nhìn mấy chùm lá chuối khô, không biết con Đốm có đủ ấm không, Nội bảo là da nó dầy lắm, không biết lạnh đâu, nhưng thấy nó nằm co ro trong  đùm lá thật tội nghiệp quá. Nội bảo gần Tết  người ta sẽ đến bắt nó đi, Trân luôn mong  Tết đến, nhưng trong lòng đầy mâu thuẩn, lại sợ con Đốm bị bắt đi. Mỗi ngày đi học  về, vội vã ra sau chuồng tìm nó. Thấy con Đốm còn nghịch bẩn trong bùn, lại mắng nó, lại xách nước tắm rửa kỳ cọ cho sạch bóng, trong lòng chỉ mong sao người ta quên nó đi .

-          Nội à,  Tại sao người ta nuôi heo ?

-          Thì người ta nuô heo là một cách để  gầy vốn hay để dành tiền.

-          Vậy người ta mua con Đốm làm gì thế ?

-          Thì người ta mua về để chuẩn bị bán Tết .

   Chuẩn bị Tết thật rộn ràng, Nội lóng nước vôi, trử nước tro để chuẩn bị làm bánh mứt. Hàng năm, còn làm thêm bao nhiêu là thứ dưa hành, dưa kiệu, dưa cải chua ...Nếp đã được xay ra, mang về từ bên nhà máy. Nội  nhặt từng hạt thóc, đo lường phân chia, bao nhiêu lít để làm bột bánh in , bao nhiêu làm bột nếp để gói bánh ít, phần nào dùng để làm bánh tét, bánh nước tro  ...Trân cũng xôn xao theo Nội đi đào củ gừng vế làm mứt. Chọn riêng  gừng non để làm mứt dẽo, chừa lại một phần để  ngào chuối khô. Gừng già thì xâm tơi làm mứt. Phiên chợ càng ngày càng đông đảo, từng gian hàng nối dài nhau. Những chiếc đệm chất đầy các quả dưa hấu, màu vỏ xanh biếc. Từng đệm rau cải nối tiếp nhau, người dân quê đi chợ mua sắm Tết, nhà nào ít nhất cũng vài chục cây  cải xanh về muối dưa, kẻ thì chục dưa hấu. Nội đã chọn mua cà chua, trái đậu que, bí đao loại già , loại non, bao nhiêu là thứ để làm mứt. Càng gần Tết, khu chợ càng xôn xao với người mua kẻ bán, dù cho nghèo giàu cũng ba ngày Tết, ai cũng muốn  sắm sửa mâm cơm, chén rượu cúng Ông bà cho phải lễ.

   Từ ngày hai mươi ba,  sau khi Nội nấu chè cúng đưa ông Táo về trời, Bắt đầu sên mứt bí, từng khai lộng đủ hình thể, hoa văn, chúc tụng, Trân theo Nội canh từng mâm mứt, hàng ngày mang phơi nắng cho trắng, khô quá thì mứt không trong, ướt quá mứt không giòn, Nội canh chừng từng li từng tí. Niềm kiêu hãnh  khi nhìn thấy thành quả nầy thật vô biên. Bánh mứt đã chất đầy các ngăn trong tủ kính. Từng hủ dưa kiệu, dưa hành xếp thẳng hàng, hàng năm,dù cho  bận rộn thế nào, Mẹ cũng làm mấy hủ dưa đầu heo, dưa rau muống  để cho các Chú Bác nhâm nhi với rượu nếp Than  [ Cẩm ] do Nột cất lấy.

   Mãi nôn nao chuẩn bị Tết, Trân quên mất ngày hẹn bắt con Đốm. Hàng năm , Trân theo Ba Mẹ về tỉnh lỵ sắm Tết, Ba đưa các con đi ngắm các gian hàng, chưng bày các thứ bánh mứt, đi ăn cơm nhà hàng Tàu, nhưng thích nhất là đi xem phim tình cảm Ấn Độ. Trong ký ức muôn màu cuả con bé, những tài tử  đóng phim nầy thật đẹp, nhạc đệm trong phim nghe rất vui tai, dù con bé không hề hiểu họ hát thứ tiếng gì. Sau  nầy, khi làm quen với màn ảnh đại vĩ tuyến, với tài tử Âu Mỹ, Trân vẫn đi tìm xem những rạp hát chiếu phim Ấn Độ, chỉ vì chút luyến lưu cuả tuổi thơ.

   Ôm các gói hàng vào nhà, chưa kịp rửa mặt, Trân chạy ra sau chuồng tìn con Đốm, cái đùm lá chuối khô còn treo trên vách, cánh cửa chưồng mở toang.

-          Nội ơi ! con Đốm sẩy chuồng rồi

-          Hôm nay người ta bắt nó đi rồi,

-          Sao Nội nói là ngày mai mới đúng ngày

-          Họ năn nỉ bắt trước một ngày .

   Trân tiu nghĩu vào nhà, niềm vui cuả ngày  đi sắm Tết bốc lên như làn khói mỏng, tan biến trong không gian. Sao người ta không chờ một ngày nữa thôi. Tội nghiệp con Đốm, chắc nó sẽ rất buồn vì  Trân chưa kịp nói lời từ giã. Mấy gói hàng nằm im lặng, chia nổi bâng khuâng, nuôi nó gần trọn năm, chăm sóc hàng ngày, tay chân quyến luyến, Đốm ơi , mầy lưu lạc đến nơi nào ?

   Trẻ con, buồn vui bất chợt như nắng mưa. Tết còn bao nhiêu công việc phải làm cho xong, nào là  quét vôi, rửa sạch buị bậm bên trong nhà, ngoài cửa, vườn tược, cắt tỉa cây kiểng ngoài sân , nhắt lá các gốc Mai. Nội đã mang mấy bộ lư đồng xuống đánh bóng, lau chùi cho rực rỡ. Những khung cửa sổ,  cửa lá sách, từng mảnh tủ khảm sa cừ, nấu dầu dưà và sáp ong, mỗi đứa được giao cho một phần việc riêng.

   Chiều ngày hăm tám, chuẩn bị cúng rước ông bà. Mẹ nấu nướng bày biện các thứ từ sáng sớm. Trên bàn thờ, hai dĩa ngũ quả, màu sắc tươi thắm, Trân xếp từng ngọn rau, tỉa từng cánh hoa. Mang các thứ dưa hành, dưa kiệu, dưa gừng ra xếp vào dĩa

-          Trân ơi ! mang cho Mẹ hủ dưa đầu heo

Mẹ  đã luộc đầu heo và  ngâm giấm từ mấy hôm  trước,  Mẹ vớt  từng miếng ra , cắt thành lát mỏng, xếp hình nan quạt  cho vào diã, bên trên là nguyên trái ớt đỏ chẻ thành hoa cùng với hành xanh cuốn tròn,  màu trắng cuả thịt mỡ cùng màu xanh đỏ trông rất đẹp mắt. khi Mẹ với cái tai cuối cùng ra, Trân sửng sờ,  đau buốt, cảm giác không thể diễn tả được, không thể lầm được, caí đốm đen trên vành tai, dù đã ngâm  vào giấm, vẫn in đậm. Con Đốm thân quen, Trân không hình dung được, dù biết là người ta mua nó về làm thịt. Bàn tay run rẩy, mắt rưng rưng,  Trân nhìn Mẹ

-   Mẹ, cái tai nầy ...  tai cuả con Đốm

Vũ Thị Thiên Thư
  • PDFIn TrangGửi mail
    Truyện
    Gửi ý kiến
    Tên của bạn
    Email của bạn
    Nhập những ký tự ở hình bên vào ô bên dưới.
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 11 - 20 của 346 bài « 1 2 3 4 ... 35 »
    GIÓ BẤC (07/18/2008 10:48 AM) (Xem: 62793)
    Linh Bảo (1952) Chương 1 GIA ĐÌNH Từ thuở bé, cứ mỗi lần gió Bấc thổi là Trang lại thấy lo lắng, sợ hãi có cảm tưởng sắp bị đem ra hành tội. Hơi gió lạnh từ từ thấm dần vào cơ thể, Trang thấy như có cái gì chặn đè ở ngực, làm hơi thở nàng ấm ức, nghẹn ngào. Từ trong phổi Trang một âm thanh nhè nhẹ phát ra, có khi chỉ ty tỷ như một điệu đàn êm dịụ, nhưng lúc gió Bấc thổi mạnh, hay ban ngày làm việc nhọc mệt thì “ điệu đàn” trở nên thống thiết vô cùng.
    Xem thêm
    Sầu Riêng (07/18/2008 10:46 AM) (Xem: 27163)
    Hoài nép mình sau cánh cửa nhìn ra ngoài. Bến tàu hôm nay rộn rịp lạ thường. Các tàu Nam-vang đã về. Tàu Long-xuyên, Cần-thơ cất hàng đi. Mấy hôm trước mặt nước im lặng và bình thản bao nhiêu thì hôm nay rộn rịp bấy nhiêu. Hoài vẫn có thói quen rảnh việc là nhìn ra bờ sông.
    Xem thêm
    Thuốc Trường Sinh (07/18/2008 10:44 AM) (Xem: 26684)
    Cụ Lang năm nay đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh lắm. Cụ bà cùng một tuổi với cụ nhưng trông già hơn nhiều, và suốt ngày chỉ thích quanh quẫn trong nhà ít khi đi đâu. Cụ ông cũng không phản đối vì cụ bà đã bổ khuyết bằng cách cho phép cụ đến nhà các cụ bạn già chơi vài chầu tổ tôm nho nhỏ những lúc cụ rảnh rang. Ngoài ra cụ không được phép có những hành vi “ bất chánh” khác. Dù chỉ khen cô nào đẹp cụ bà cũng đã lên tiếng “ cảnh cáo” trước: “ coi chừng kẻo tôi móc mắt ra”, vì thế nên cụ ông hết sức giữ gìn ý tứ trước mặt cụ bà. Còn sau lưng cụ thì có trời biết được!
    Xem thêm
    Những Cánh Diều (07/18/2008 10:43 AM) (Xem: 19668)
    Một buổi chiều đẹp trời, bọn trẻ con trong làng rủ nhau thả diều. Chúng cột diều bằng một sợi dây rất dài, đợi cho gió lộng thả lên, xem diều nào bay cao, bay xa ... Có những cánh diều múa lượn duyên dáng, bay lên cao tít, có những cánh khác vụng về hơn, chỉ bay là là một cách miễn cưỡng, có cánh bay chơi vơi chao đi chao lại, không giữ được thăng bằng, có cánh bay vững vàng chắc chắn, tiến lên đầy lòng tự tin.
    Xem thêm
    Một Truyện Phim Không Quay (07/18/2008 10:42 AM) (Xem: 74682)
    Một chiều cuối năm tôi đang đứng nhìn đôi hoa tai kiểu mới trưng bày bán Tết bỗng thấy anh chàng họ Đổng ấy lừng lững đi đến. Không biết anh ta là cháu chắt bao nhiêu đời của Đổng Trác, nhưng người gầy nhom chẳng giống Đổng Trác tí nào. Sự thật tôi cũng chỉ thấy Đổng Trác trong các tuồng hát mà thôi. Anh ta mừng rỡ chào tôi rồi cứ đứng lì ra đấy chờ tôi mua xong hoa tai, hình như đang có chuyện gì muốn nói thì phải. Tôi hỏi đùa:
    Xem thêm
    Lỡ Duyên (07/18/2008 10:41 AM) (Xem: 27559)
    Chuyện cổ tích Tại sao cô Sâu Chiếu không bằng lòng kết hôn với cậu Trùn, và tại sao cậu Trùn không chịu cưới cô Chiếu, chim Họa Mi biết rất rõ ràng. Một hôm chim Họa Mi vui chuyện kể lại như sau: “ Ngày xưa, dưới một tảng đá kia có một cô sâu Chiếu rất xinh đẹp. Cô nổi tiếng thích làm dáng nhất trong vùng. Cô thường giải trí bằng cách ngắm nghía những bản chân nhỏ của mình không bao giờ chán mắt. Cô có đúng 1000 bàn chân, nên cô bắt đầu ngắm từ tảng sáng, mãi cho đến hoàng hôn ngày hôm sau mới xong cuộc “ triển lãm” chân nàỵ Nếu có người lỡ vô ý đạp nhằm một trong những bàn chân của cô, cô sẽ giận dỗi cuốn mình lại thật chặt và nằm vạ hàng nửa ngày chẳng thèm nói năng gì với ai cả.
    Xem thêm
    Hạt Châu (07/18/2008 10:40 AM) (Xem: 20151)
    Bốn cô ngồi chung quanh bàn ăn, ở giữa có một đĩa bánh chưng khói lên nghi ngút. Bánh không gói bằng lá chuối xanh, nhưng gói bằng giấy bạc, thứ giấy để bọc đồ ăn đốt lò chịu nóng được. Từng chiếc bánh nhỏ bằng nắm tay, nhưng bên trong có nhân đậu xanh và thịt giống như bánh ở quê nhà trông thật ngon lành ..
    Xem thêm
    Để Kỷ Niệm Một Tình Yêu Bất Diệt (07/18/2008 10:39 AM) (Xem: 77085)
    ( chuyện " tưởng tượng" rất ngắn) của LINH BẢO - 1958 Hình như hôm ấy trời đẹp lắm. Có một đôi vợ chồng trẻ cùng nhau đi chơi núi Ngũ Hành. Ngũ Hành Sơn là một trong những thắng cảnh miền Trung nước Việt Nam. Trên con đường thiên lý từ Đà Nẵng trở vào, du khách vẫn thường trông thấy năm đầu ngọn núi mơ hồ ẩn hiện sau lớp sương dày.
    Xem thêm
    Chuyện Tình Con Mèo Trắng (07/18/2008 10:37 AM) (Xem: 21204)
    Ngày Lan mới dọn nhà, lần đầu tiên vừa bước chân lên bậc cấp, con mèo trắng chạy đến chào đón như đã chờ đợi Lan từ lâu. Nó cất tiếng kêu Meo Meo rồi dụi đầu vào chân nàng, dùng ngôn ngữ của loài mèo như để nói: “ Chúng ta làm bạn nhé! Đừng đuổi tôi, tôi sẽ trung thành với bạn”.
    Xem thêm
    Giọt nắng cuối chiều (07/08/2008 09:13 AM) (Xem: 63392)
    1 Nắng đầu ngày Bà Hương vói tay cầm lấy cái khay trầu, kéo chiếc ghế đẩu, đặt lên, tay trái chọn một lá, vuốt cho thẳng, tay phải ngắt bỏ chót đuôi, xé làm đôi, nhập chung lại, quết một tí vôi trắng, nhặt một mảnh cau khô đã ngâm nước trong cái chén nhỏ, bà chậm rãi quấn lại cho tròn rồi cho vào ống ngoái, chiếc chìa bằng đồng bóng lóang nhịp nhàng nhấc lên, xắn xuống, cắt, trộn, tất cả lại thành những miếng nhỏ vừa nhai, ngoái xong rồi Bà đưa sang bà cụ đang ngồi trên chiếc võng bố đong đưa.
    Xem thêm
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 11 - 20 của 346 bài « 1 2 3 4 ... 35 »
    DIỄN ĐÀN  |  NHÂN VẬT NỮ  |  TỪ THIỆN  |  LIÊN LẠC
    Copyright © 2019 phunuviet.org All rights reserved www.vnvn.net
    Best viewed with FireFox, Chrome, Safari, Opera, IE 8 at resolution of 1024x768