• Trang nhà
  • Diễn Đàn
  • CHAT
  • Nhân Vật Nữ
    • Nữ Lưu Nước Việt
    • Nữ Văn - Thi Sĩ
    • Nữ Nghệ Sĩ Tạo Hình
    • Nữ Nghệ Sĩ Ậm Thanh - Diễn Xuất
    • Phụ Nữ Việt Khắp Nơi
    • Nữ Lưu Thế Giới
    • Người Nữ Trong Văn, Thơ, Truyền Thuyết....
  • Tác Phẩm
    • Điều Lệ Đăng Bài
  • Từ Thiện
  • Liên Lạc
Hội nhập | Ghi Danh RSS
Bộ gõ tiếng Việt
Thư khố nhân vật nữ Việt Nam
Thư khố Nhân Vật Nữ của trang nhà Phụ Nữ Việt là bộ sưu tập tiểu sử và các tác phẩm tiêu biểu của các phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ Việt Nam...
Xem thêm...
ABCDEF
TEST
  • Nhân vật nữ
    • Nữ Lưu Nước Việt
    • Nữ Văn - Thi Sĩ
    • Nữ Nghệ Sĩ Tạo Hình
    • Nữ Nghệ Sĩ Âm Thanh - Diễn Xuất
    • Phụ Nữ Việt Khắp Nơi
    • Nữ Lưu Thế Giới
    • Người Nữ Trong Văn, Thơ, Truyền Thuyết ....
Khách Thăm Viếng
Số lượt truy cập
107,898
Số người online :
1
Thành viên :
0
Khách :
1
Tác Phẩm 
Nhân nhận giải thưởng Đào Tấn.
(06/19/2007 01:13 AM) (Xem: 9634)
Tác giả : Thái Kim Lan

Thái Kim Lan
 

 

Bất ngờ tôi nhận giải thưởng Đào Tấn! Phải nói là bất ngờ! Bởi vì thật tình tôi không phải là nghệ nhân hay nghệ sĩ mà giải thưởng Đào Tấn nhắm đến. Có chăng một chút dính líu đến Đào Tấn là tính mê tuồng hát mà tôi đã được thừa hưởng của bà Nội tôi, đã làm cho tôi thường dành nhiều cảm tình đặc biệt cho môn nghệ thuật sân khấu mà Đào Tấn đã một thời đam mê xây dựng và phát huy. Nếu nhìn như thế thì giải thưởng này thật ra không riêng gì cho tôi mà, trong ý nghĩa nào đó về khả thể nhận giải, mỗi người mê tuồng đều có thể nhận được giải thưởng này, vậy thì tôi chỉ xin là đại diện những người mê tuồng mà nhận lãnh.
Dù sao đi nữa, giải thưởng tuy bất ngờ cho người nhận giải nhưng điều chắc chắn không một chút ngờ là giá trị văn học nghệ thuật mà Đào Tấn đã mang lại cho nghệ thuật sân khấu tuồng. Thế nên nhận giải thưởng Đào Tấn đã cho tôi cơ hội cảm nhận thêm tư tưởng của Đào Tấn về nghệ thuật sân khấu  và chính con người của ông. Có bốn điểm tôi xin được nêu ra trong tương quan với vấn đề bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu tuồng:
 

  1. Nghệ thuật sân khấu tuồng liên hệ mật thiết với đạo lý trong việc chuyển tải, phổ biến chân thiện mỹ cho quảng đại quần chúng. “Tuồng Đào Tấn” và “thế giới tuồng Đào Tấn” đầu thế kỷ 20 đã lôi cuốn hàng vạn người mê say tuồng suốt trăm năm, đã tác động mạnh mẽ vào tâm lý xã hội đương thời, đã được mọi tầng lớp khán giả  tiền thế cũng như hậu thế yêu thích và ngưỡng mộ. Đào Tấn cho rằng “Kẻ mới biết chữ, không đọc kinh, nhưng không thể không xem hát tuồng…” và ông cũng nhận rõ chức năng khêu dậy cảm tính yêu điều thiện, thúc dục phản tư về ý nghĩa nhân sinh, cảm thông những giá trị nhân bản  về trung hiếu nghĩa v.v. của tuồng hát trên sân khấu đối với khán giả: “Sức mạnh của tuồng hát như thủy ngân chảy xuống đất, không có lỗ nào là không thể vượt qua, mà công dụng của nó, thì tuy pháp luật nghiêm khắc và dày đặc, tôn giáo tinh vi, cũng không thể nào thắng được nó…”

  2. Nhưng đối với Đào Tấn, ý thức rõ liên hệ giữa nghệ thuật tuồng và đạo đức trong chức năng “tải đạo” không có nghĩa nghệ thuật tuồng chỉ là công cụ phục vụ đạo lý khô khan cứng nhắc giáo điều, ngược lại theo ông, tính văn hoá cao trong nghệ thuật cần được chính tác nhân nghệ thuật  tôn trọng và bảo vệ ưu việt, hay nói cách khác, tương quan nghệ thuật và đạo lý chỉ có ý nghĩa và hiệu quả trước tiên khi chính nhà thơ, nhà văn, người trước tác, trung thực với lý tưởng chân thiện mỹ trong sáng tác của mình. Nghệ thuật do đó không nhằm phục vụ cho một mục đích đạo lý khuôn sáo giả tạo hay quyền uy chính trị, đi ngược lại đạo lý văn học, cũng như đạo lý nhân bản  mà chính tuồng hát nêu lên, và người trước tác trước hết là kẻ bảo vệ tính trung thực của nghệ thuật trong sự độc lập và tự do sáng tạo ấy. Giai thoại diễn tuồng “Tiết Cương phá thiết khâu phần” cho vua Thành Thái và quần thần xem, trong đó Đào Tấn đã cương quyết không bẻ cong bút sửa một chữ trong vở tuồng để tránh nguy hiểm bị quyền thần ám hại, đã nói lên tinh thần trung chính bảo vệ tính văn hóa trong nghệ thuật của Đào Tấn. Bao lâu tính văn hóa không được nhà văn, nhà thơ mài dũa, sáng tạo một cách độc lập với mọi ý thức hệ, uy quyền hay thế lực chính trị, thì tính văn hóa đó khó tồn tại, mà chỉ là những hiện tượng nhất thời, từ đó sẽ bị mai một.

  3. Ở Đào Tấn, tính văn hóa nỗi bật trong các tác phẩm cũng như trong con người có lẽ nằm trọn ở trong sự tổng hợp hài hòa đầy thiện cảm nhân tình giữa nhà trí thức Đào Tấn và  nghệ sĩ Đào Tấn. Trí thức nghệ sĩ Đào Tấn đi về có nhau giữa thức tĩnh và đam  mê, giữa minh triết ngoại vật và dấn thân mê mãi, giữa tri thức ban đêm và mộng mị ban ngày. Thức tĩnh của ông là trí tuệ nâng cao nghệ thuật tuồng từ hình thức đến nội  dung, đam mê của ông là sống thực với tích tuồng, sống hết mình xuyên suốt tác phẩm và nhân vật, đắm chìm trong nghệ thuật kịch hóa cuộc đời và từ đó thức tĩnh trong đời thực. Là một nhà trí thức, ông không sợ ngồi chung với con hát, thân thiết như trong một gia đình, cười với họ và khóc với họ. Chính gạch nối giữa trí thức và đam mê đã cho ông khả năng  bình dân hoá những tích tuồng ngoại lai, thổi vào đó sức sống vượt thời gian với Tiết Cương chống búa, Phi Hổ nằm miễu, Trụ Vương dỡn tượng, Phượng Cơ qua ải…cho khán giả bản địa thuộc mọi tầng lớp. Những nhân vật trên sân khấu trở nên những biểu tuợng đặc trưng trong lòng khán giả, văn chương trong các bài từ đầy nhạc tính rạng rỡ vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa thanh cao chứng tỏ thêm một lần trí tuệ tĩnh táo và tâm thức hoài mộng đều có sức năng động vượt thời gian như chính danh hiệu mà Đào Tấn tự đặt cho mình: Mộng Mai và Mai Tăng. Cũng cùng một đóa mai ấy nhưng chiều không gian của nó có thể vượt thời gian nối kết giác ngộ và mộng mơ. Chính nơi giao thoa ấy, chất sáng tạo nghệ thuật được ươm mầm.

  4. Như thế, kế thừa Đào Tấn trong lãnh vực văn hóa và nhất là trên bình diện nghệ thuật sân khấu đòi hỏi sự thấu triệt nếp truyền thống, gia sản tích tuồng và nghệ thuật sân khấu trong quá khứ cũng như khả thể nhu cầu văn hóa hiện đại. Đồng thời với sự ý thức rõ nghệ thuật tuồng như một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu là nổ lực hiện đại hóa nghệ thuật này. Trong tiến trình biến đổi thị hiếu về nghệ thuật sân khấu trong những thập niên vừa qua, chúng ta có ly do để lạc quan về chu kỳ trở lại nghệ thuật sân khấu tuồng, (mà hiện nay trên thế giới nghệ thuật truyền thống nói chung đang được hồi sinh) một phần vì chính nghệ thuật này đã hàm chứa trong nó tinh hoa văn hóa của kịch nghệ có thể đáp ứng những đòi hỏi nghệ thuật cao trong hoàn cảnh văn học nghệ thuật hiện đại, hay nói cách khác, trào lưu văn học hậu hiện đại có khuynh hướng tìm về nghệ thuật truyền thống như một yếu tố thiết yếu cho định hướng văn hóa tương lai, sau giai đoạn máy móc hóa (mechanism) hay vô nhân hóa nghệ thuật. Trong một chừng mực lạc quan, có thể không mâu thuẫn khi nói, tiên tiến hay hiện đại hóa nghệ thuật tuồng có nghĩa là trở lại hay khôi phục chính nghệ thuật sân khấu tuồng nguyên ủy mà Đào Tấn đã khổ công và đam mê xây dựng, điều đó có nghĩa, trả lại nghệ thuật tuồng tính văn hóa đích thực (authentique) vượt lên trên mọi định chế hủ hóa, khuyến khích nghệ nhân trau dồi kiến thức về nghệ thuật tuồng trên thế giới đồng thời thổi vào nghệ nhân luồng sinh khí tự tin và quyết chí nâng cao, làm mới nghệ thuật tuồng như Đào Tấn đã bày tỏ:

“Muốn làm mới mẻ dân trong một nước, không thể không làm hưng thịnh tuồng hát của nước đó. Do đó, muốn làm mới mẻ đạo đức, thì phải làm mới mẻ tuồng hát, muốn làm mới mẻ chính trị, thì phải làm mới mẻ tuồng hát…”

Kế thừa Đào Tấn như thế có nghĩa, trở về nghệ thuật tuồng trong tinh thần giao thoa mới - cũ  đầy thức tĩnh và sáng tạo không ngừng, để nghệ thuật này luôn mãi là giấc mộng dài cao quí như mai vàng trời Nam mà nhà thơ Đào Tấn mơ ước được hóa thân:

Nhàn hứng mai sơn bốc thọ viên

Thạch đầu cao cứ tiếu vô ngôn

Mai sơn tha nhật tàng mai cốt

Ưng hữu mai hoa tác mộng hồn.

dịch:

Lên đỉnh núi mai tìm đất thọ

Mỉm cười lặng ngắm đá chon von

Núi mai rồi giữ xương mai nhé

Ước được hoa mai hóa mộng hồn *
 
 

 

* Đào Tấn, thơ và từ, Vũ Ngọc Liễn biên khảo, lời đầu sách của Xuân Diệu, nhà xb sân khấu, Hanoi, 2003.
  • PDFIn TrangGửi mail
    Bút Ký
    Gửi ý kiến
    Tên của bạn
    Email của bạn
    Nhập những ký tự ở hình bên vào ô bên dưới.
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 11 - 20 của 346 bài « 1 2 3 4 ... 35 »
    GIÓ BẤC (07/18/2008 10:48 AM) (Xem: 74687)
    Linh Bảo (1952) Chương 1 GIA ĐÌNH Từ thuở bé, cứ mỗi lần gió Bấc thổi là Trang lại thấy lo lắng, sợ hãi có cảm tưởng sắp bị đem ra hành tội. Hơi gió lạnh từ từ thấm dần vào cơ thể, Trang thấy như có cái gì chặn đè ở ngực, làm hơi thở nàng ấm ức, nghẹn ngào. Từ trong phổi Trang một âm thanh nhè nhẹ phát ra, có khi chỉ ty tỷ như một điệu đàn êm dịụ, nhưng lúc gió Bấc thổi mạnh, hay ban ngày làm việc nhọc mệt thì “ điệu đàn” trở nên thống thiết vô cùng.
    Xem thêm
    Sầu Riêng (07/18/2008 10:46 AM) (Xem: 28845)
    Hoài nép mình sau cánh cửa nhìn ra ngoài. Bến tàu hôm nay rộn rịp lạ thường. Các tàu Nam-vang đã về. Tàu Long-xuyên, Cần-thơ cất hàng đi. Mấy hôm trước mặt nước im lặng và bình thản bao nhiêu thì hôm nay rộn rịp bấy nhiêu. Hoài vẫn có thói quen rảnh việc là nhìn ra bờ sông.
    Xem thêm
    Thuốc Trường Sinh (07/18/2008 10:44 AM) (Xem: 27929)
    Cụ Lang năm nay đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh lắm. Cụ bà cùng một tuổi với cụ nhưng trông già hơn nhiều, và suốt ngày chỉ thích quanh quẫn trong nhà ít khi đi đâu. Cụ ông cũng không phản đối vì cụ bà đã bổ khuyết bằng cách cho phép cụ đến nhà các cụ bạn già chơi vài chầu tổ tôm nho nhỏ những lúc cụ rảnh rang. Ngoài ra cụ không được phép có những hành vi “ bất chánh” khác. Dù chỉ khen cô nào đẹp cụ bà cũng đã lên tiếng “ cảnh cáo” trước: “ coi chừng kẻo tôi móc mắt ra”, vì thế nên cụ ông hết sức giữ gìn ý tứ trước mặt cụ bà. Còn sau lưng cụ thì có trời biết được!
    Xem thêm
    Những Cánh Diều (07/18/2008 10:43 AM) (Xem: 21028)
    Một buổi chiều đẹp trời, bọn trẻ con trong làng rủ nhau thả diều. Chúng cột diều bằng một sợi dây rất dài, đợi cho gió lộng thả lên, xem diều nào bay cao, bay xa ... Có những cánh diều múa lượn duyên dáng, bay lên cao tít, có những cánh khác vụng về hơn, chỉ bay là là một cách miễn cưỡng, có cánh bay chơi vơi chao đi chao lại, không giữ được thăng bằng, có cánh bay vững vàng chắc chắn, tiến lên đầy lòng tự tin.
    Xem thêm
    Một Truyện Phim Không Quay (07/18/2008 10:42 AM) (Xem: 79753)
    Một chiều cuối năm tôi đang đứng nhìn đôi hoa tai kiểu mới trưng bày bán Tết bỗng thấy anh chàng họ Đổng ấy lừng lững đi đến. Không biết anh ta là cháu chắt bao nhiêu đời của Đổng Trác, nhưng người gầy nhom chẳng giống Đổng Trác tí nào. Sự thật tôi cũng chỉ thấy Đổng Trác trong các tuồng hát mà thôi. Anh ta mừng rỡ chào tôi rồi cứ đứng lì ra đấy chờ tôi mua xong hoa tai, hình như đang có chuyện gì muốn nói thì phải. Tôi hỏi đùa:
    Xem thêm
    Lỡ Duyên (07/18/2008 10:41 AM) (Xem: 29030)
    Chuyện cổ tích Tại sao cô Sâu Chiếu không bằng lòng kết hôn với cậu Trùn, và tại sao cậu Trùn không chịu cưới cô Chiếu, chim Họa Mi biết rất rõ ràng. Một hôm chim Họa Mi vui chuyện kể lại như sau: “ Ngày xưa, dưới một tảng đá kia có một cô sâu Chiếu rất xinh đẹp. Cô nổi tiếng thích làm dáng nhất trong vùng. Cô thường giải trí bằng cách ngắm nghía những bản chân nhỏ của mình không bao giờ chán mắt. Cô có đúng 1000 bàn chân, nên cô bắt đầu ngắm từ tảng sáng, mãi cho đến hoàng hôn ngày hôm sau mới xong cuộc “ triển lãm” chân nàỵ Nếu có người lỡ vô ý đạp nhằm một trong những bàn chân của cô, cô sẽ giận dỗi cuốn mình lại thật chặt và nằm vạ hàng nửa ngày chẳng thèm nói năng gì với ai cả.
    Xem thêm
    Hạt Châu (07/18/2008 10:40 AM) (Xem: 21664)
    Bốn cô ngồi chung quanh bàn ăn, ở giữa có một đĩa bánh chưng khói lên nghi ngút. Bánh không gói bằng lá chuối xanh, nhưng gói bằng giấy bạc, thứ giấy để bọc đồ ăn đốt lò chịu nóng được. Từng chiếc bánh nhỏ bằng nắm tay, nhưng bên trong có nhân đậu xanh và thịt giống như bánh ở quê nhà trông thật ngon lành ..
    Xem thêm
    Để Kỷ Niệm Một Tình Yêu Bất Diệt (07/18/2008 10:39 AM) (Xem: 92759)
    ( chuyện " tưởng tượng" rất ngắn) của LINH BẢO - 1958 Hình như hôm ấy trời đẹp lắm. Có một đôi vợ chồng trẻ cùng nhau đi chơi núi Ngũ Hành. Ngũ Hành Sơn là một trong những thắng cảnh miền Trung nước Việt Nam. Trên con đường thiên lý từ Đà Nẵng trở vào, du khách vẫn thường trông thấy năm đầu ngọn núi mơ hồ ẩn hiện sau lớp sương dày.
    Xem thêm
    Chuyện Tình Con Mèo Trắng (07/18/2008 10:37 AM) (Xem: 22576)
    Ngày Lan mới dọn nhà, lần đầu tiên vừa bước chân lên bậc cấp, con mèo trắng chạy đến chào đón như đã chờ đợi Lan từ lâu. Nó cất tiếng kêu Meo Meo rồi dụi đầu vào chân nàng, dùng ngôn ngữ của loài mèo như để nói: “ Chúng ta làm bạn nhé! Đừng đuổi tôi, tôi sẽ trung thành với bạn”.
    Xem thêm
    Giọt nắng cuối chiều (07/08/2008 09:13 AM) (Xem: 73996)
    1 Nắng đầu ngày Bà Hương vói tay cầm lấy cái khay trầu, kéo chiếc ghế đẩu, đặt lên, tay trái chọn một lá, vuốt cho thẳng, tay phải ngắt bỏ chót đuôi, xé làm đôi, nhập chung lại, quết một tí vôi trắng, nhặt một mảnh cau khô đã ngâm nước trong cái chén nhỏ, bà chậm rãi quấn lại cho tròn rồi cho vào ống ngoái, chiếc chìa bằng đồng bóng lóang nhịp nhàng nhấc lên, xắn xuống, cắt, trộn, tất cả lại thành những miếng nhỏ vừa nhai, ngoái xong rồi Bà đưa sang bà cụ đang ngồi trên chiếc võng bố đong đưa.
    Xem thêm
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 11 - 20 của 346 bài « 1 2 3 4 ... 35 »
    DIỄN ĐÀN  |  NHÂN VẬT NỮ  |  TỪ THIỆN  |  LIÊN LẠC
    Copyright © 2019 phunuviet.org All rights reserved www.vnvn.net
    Best viewed with FireFox, Chrome, Safari, Opera, IE 8 at resolution of 1024x768