Huỳnh Thị Bảo Hoà

26/06/201212:12 SA(Xem: 1412)
Huỳnh Thị Bảo Hoà
Tiểu sử

HTBH

Phỏng vấn, các bài viết về nhân vật

Người phụ nữ Việt Nam viết tiểu thuyết đầu tiên

Bà Hùynh thị Thái có bút danh là Hùynh thị Bảo Hòa hay Hùynh Bảo Hòa sinh năm 1896. Quê Đa Phước xã Hòa Minh, huyện Hòa vang tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Thân sinh bà là cụ Hùynh Phúc Lợi, thần mẫu là bà Bùi thị Trang. Cụ Lợi nguyên võ quan triều Nguyễn, ngày trước có tham gia Hội Cần vương Quảng Nam.
Lúc nhỏ bà học chữ Hán, sau theo học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Bẩm tính thông minh, lại được sự giáo dục cẩn trọng của nghiêm đường nên từ suy nghĩ, cách sống, cách hành động của bà được xem là một phụ nữ tiến bộ nhất địa phương.
Đến lúc trưởng thành, bà đẹp duyên cùng ông Vương khả Lẫm (Hàn lâm viện đại học sĩ, ông kết giao với Thượng thư Hồ Đắc Trung, chí sĩ Le Bá Trinh, phó Bảng Dương Hiển Tiến, hương thí Lê văn Chiểu....) Từ đây bà theo chồng về Đà Nẵng.

Là một thôn nữ sống ở quê, bỗng chốc giã từ đường xứ lối mòn để trở thành một phu nhân giữa đất nhượng địa văn minh, hoàn toàn xa lạ, bà chẳng hề nao núng, lại sớm thích nghi với cuộc sống thị thành và đặt biệt sớm tiếp thu tinh thần duy tân của các phong trào yêu nước phát động hồi ấy.
Bà là người phụ nữ đầu tiên của Đà Nẵng cắt tóc ngắn và cũng là phụ nữ đầu tiên sử dụng xe đạp đi lại trong thành phố.
1. Họat động xã hội: Bà là một phụ nữ tích cực họat động với tinh thần đưa chị em phụ nữ cùng tiến cho kịp trào lưu văn minh. Cụ thể, bà hay đăng đàn diễn thuyết tại Hội lạc thiện Tourane (trên đường Marrpe, nay là đường Phan Châu trinh) hoặc tại công quán Tourane( nay là Nhà hát Trưng Vương) do các phong trào hồi đó tổ chức. Nội dung những bài diển thuyết của bà đều nhắm vào việc nâng cao trí thức của chị em phụ nữ, thực hiện nếp sống mới, phụ nữ phải biết tiết kiệm, nuôi con, dạy trẻ...lấy nước bồ hòn thay xà phòng giặt áo quần. Hô hào chị em đi học chữ quốc ngữ, bà vạch ra cái lợi của người biết đọc, biết viết: vừa có lợ cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội....bà bày cách tiết kiệm lấy bời lời chế mực viết v...v...
Sau ngày cụ Phan Châu Trinh qua đời năm 1926, bà cùng nhóm trí thức Đà Nẵng tổ chức lễ truy điệu cụ. Trong buổi lễ nầy, bà cùng các thành viên trong nhóm hô hào bà con đóng góp, xây dựng nhà thờ cụ Phan ( gần ngạ năm) nhằm bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của nhân dân DN đối với lãnh tụ phong trào Duy Tân_người mà bà khắc tâm tôn thờ. Sự kiện nầy biểu lộ khá rõ bà là một phụ nữ cấp tiến, nhiệt tình yêu nước.
Khi bà Đạm Phương đứng ra thành lập Nữ công học hội thì được sự hưởng ứng tức thời của chị em phụ nữ khắp 3 miền, gồm 18 hội có cơ sở đặt trên 18 tỉnh, thành phố và thị xã. Riêng Hội viên của Hội Đà Nẵng gồm có 7 người" bà Nguyễn khoa Túc, bà Thận trọng Phát, bà Võ văn Phước, bà Tạ Khai Thơ, bà Vương Khả Lãm (tức HTBH), bà Nguyễn quốc Túy, bà Bùi thị Trâm. Các hội viên tại DN đã cử bà HTBH làm hội trưởng.
Nữ công học hội bấy giờ có ra những tập sách nhỏ "Nữ công thường thức" in tại nhà in Tiếng Dân đường Đông Ba, Huế; phổ biến cách nấu ăn, làm bánh mứt, chả nem và lập ra Phụ nữ tùng san do Như Mân nữ sĩ xuất bản nhằm giáo dục phụ nữ, khuyếch trương phạm vi ngôn ngữ, liên lạc nhau, cầu việc "có ích cho sự tiến phát trong hội một phần, có gì thì tin nhau trong hội, và công việc về nghề nghiệp...."
2. Làm báo:Cùng với những cây bút thời ấy, bà nhận làm Thông tín viên cho Thực Nghiệp dân báo(journal Quotidien Hà Nội), đồng thời viết cho nhiều tờ báo khác như Nam Phong(Hà Nội), Tiếng Dân (Huế), Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn(sài gòn)...
3. Viết tiểu thuyết:Đếnna8m 1927, HTBH viết xong cuốn tiểu thuyết Tây Phương Mỹ nhân và được bạn đọc đương thờ hoan nghênh. Và cũng được nhiều người có tiếng tăm lớn trong làng báo, làng văn thời đó đánh giá cao như Hùynh thúc Kháng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Bùi thế Mỹ, ngày nay còn có giá trị.
Năm 2001, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân phát hiện được toàn bộ tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhân ở thư viện Quốc gia Hà nội và ông Ân đã làm cái việc khơi đống tro tàn thời gian để đưa ra ánh sáng người phụ nữ viết tiểu thuyết bằng chử Quốc ngữ đầu tiên của nước ta mà bất hạnh bị người đời đã lãng quên 70 năm qua!
Bộ tiểu thuyết Tây Phương Mỹ nhân in tại nhà in Bảo tồn, 36 bis Boulevard Bonnard Sài gòn, 1927, khổ 14x20cm. Bìa có hình bán thân một phụ nữ Pháp, chít khăn, cổ mang xâu chuổi hạt trai. Gồm hai tập, tập thứ nhất có 40 trang, 8 hồi, tập thừ hai thừ trang 41 đến 76, từ hồi 9 đếnho62i thứ 15. Nội dung 15 hồi nầy dựa vào sự thật xảy ra tại Tam kỳ Quảng Nam trong kỳ đệ nhất thế chiến 1914-1918
4. Khảo Luận: Nếu bà HTBH là phụ nữ VN tiên phong của nữ giới viết tiểu thuyết thì cũng chính bà là phụ nữ VN tiên phong trong lĩnh vực khảo cứu, biên khảo với tác phẩm "Chiêm Thành lược khảo" do Phạm Quỳnh chủ bút báo Nam Phong viết lời tựa!
5. Nghiên cứu "Tuồng":Năm 1929, lần đầu tiên tại Đà Nẵng, có ông Nguyễn Hữu Mại ( người địa phương thường gọi ông là ông Nghè Mại) bỏ tiền ra dựng một rạp hát lấy tên là rạp Hòa Bình ( hiên tọa lạc tại số 155 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng). nhằm mục đích cho gánh hát thuê lấy lợi nhuận. Bấy giờ bà Bảo Hòa có liên hệ họ hàng với rễ ông Mại và bà là người phụ nữ nhạy cảm đối với các bộ môn vân học nghệ thuật nên bước đầu hoàn thành rạp hát, bà có tham gia làm bầu gánh hát với bà Chánh Đệ trong việc mua sắm dụng cụ đóng tuồng. Đặc biệt gánh hát bà Chánh Đệ thường lệ đi hát khắp nơi tring tỉnh từ Hội An đến các phủ, huyện, nhưng đến khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch thì lại về "trụ" tại rạp Hòa Bình nầy để trèinh diễn qua Đông rồi ra giêng ra hai lại tiếp tục lên đường.
Năm 1945, khi cáchma5ng tháng Tám thành công, bà vẫn tiếp tục họat động ở Hội Phụ nữ Đà Nẵng, cho đến lúc toàn quốc kháng chiến.
Sau một thời gian ngắn tản cư, cà ông bà đều về lại Đà Nẵng sống tại ngôi nhà số 18-20 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng với con gái út Vương Thiên Hương.
Sau năm 1975, bà ra Hà Nội thăm bạn bè ngày trước rồi trở về DN. Vài năm trước khi qua đời, bà bị hỏng đôi mắt và cáng ngày sức khoẻ càng suy kiệt.
Ngày 8 tháng 5 năm 1982 bà trút hơi thở cuối cùng. Bấy giờ vợ chồng ông Vương Khả Hàn, Vương khả Thụy và trưởng nam của cô Vương thiên Hương là anh NGUYỄN thành Nghĩa( cháu ngọai bà) túc trực lo việc mai táng. Quan tài được đưa lên chôn tại một khuôn đất đã mua sẵn ở Hòa Khánh DN_ở đấy, có mộ ông Vương Khã Lãm và mộ của cô Vương Thị Nguyệt Thu ( em gái kế ông Hàn)
Ngày nay, với những tác phẩm của bà để lại là một tài sản quý giá của văn học dân tộc, vì chính những sáng tác của bà ở thời điểm chử quốc ngữ viết bằng mẫu tự La Tinh được nữ giới đem sử dụng để tường thuật, diễn tả tư tuy, cổ động chị em giữ lấy thuần phong mỹ tục và phê phán lọai bỏ những hạn chế, những ràng buộc của chế độ phong kiến bất công với nữ giới trong sinh họat hằng ngày....
Qua những sự kiện trên, nữ sĩ Bảo Hòa thực sự đã có những đóng góp tích cực, nhiều ý nghĩa cho quê hương Quảng Nam_Đà Nẵng nói riêng và cho dân tộc nói chung, làm đẹp câu:

Phấn son tô đểm sơn hà
Làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn