Trần Diệu Hằng

04/07/201212:12 SA(Xem: 1730)
Trần Diệu Hằng
Tiểu sử

tran
Trần Diệu Hằng sinh tại Hà Nội, di cư vào miền nam năm 1954. Cựu nữ sinh Trưng Vương. Di tản và định cư tại Hoa Kỳ từ 1975.Tốt nghiệp MIS tại đại học Fullerton, chuyên viên thảo chương điện toán của Chevron Petrolium Technology Corp., là tác giả của ba tác phẩm Vũ Điệu của Loài Công, Chôm Chôm Yêu Dấu và Mưa Đất Lạ (xuất bản tại California, Hoa Kỳ). Hiện sinh sống tại California.

Phỏng vấn, các bài viết về nhân vật

Phỏng Vấn:

VNNP: Mến chào chị Trần Diệu Hằng. Chị vừa cho ra mắt trong năm nay tập truyện ngắn "Niềm Im Lặng của Mây" . Chị có thể cho biết việc xuất bản tập truyện này có liên quan đến công trình nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm của chị trong hơn mười năm qua của Giáo Sư Trần Quí Phiệt tại Texas không?


Trần Diệu Hằng (TDH): Từ ngày Làng Văn xuất bản Chôm Chôm Yêu Dấu (1989) cho đến nay tôi mới lại cho in Niềm Im Lặng Của Mây . Thật ra thí nhà xuất bản An Tiêm đã muốn in tập truyện này từ 1998, nhưng vì tôi có ý chờ bản dịch tiếng Anh của giáo sư Trấn Quí Phiệt chào đời cùng một lúc nên cứ lần lữa mãị Vả lại, chúng ta cũng biết là tình trạng in sách ở hải ngoại rất trì trê.. Nhất là loại sách văn chương, đầu sách ra thì nhiều nhưng người tiêu thụ không có mấỵ Tôi có hứng khởi viết khác, viết mới (nếu có thể gọi là thế) hơn trước đây cũng phần lớn nhờ giáo sư Phiệt đã chọn tôi để làm việc chung với ông trong dự án Voices of Immigrant Women do nhà xuất bản SUNY (State University of New York, Buffalo) đề xướng. Theo đuổi con đường gian khổ âm thầm không thù lao không tăm tiếng này, chúng tôi chỉ có một mong mỏi nhỏ bé là đánh dấusự có mặt và nói lên tiếng nói của người Việt di dân trong giới nghiên cứu văn học của nhừng đại học Mỹ. Chúng tôi không có mộng trở thành best seller, dù chỉ là "best seller" một ngày, một tuần, hay một tháng! Việc làm của chúng tôi, nếu có chút kết quả nào, cũng là góp phần vào câu chuyện kể về người VN, trong tinh thần văn chương, nhân bản và lịch sử. Giáo sư Trần Quí Phiệt, một giảng viên thực thụ môn văn chương Anh/Mỹ tại đại học Schreiner Texas là người làm được việc này, tôi chỉ may mắn có tác phẩm được ông chọn. Bản dịch những truyện ngắn của tôi chỉ mới được in trong tuyển tập văn chương của đại học Santa Barbara California, nhưng những bài khảo luận (essays) của giáo sư Phiệt viết về tôi thì được phổ biến nhiều hơn trong giới giảng viên đại học và gần đây đã được in trong cuốn Asian-American Writers của nhà khảo luâ.n/phê bình lừng danh Harold Bloom, do Chelsea House Publishers xuất bản. .


VNNP: Nhân nhắc đến G.S. Trần Quí Phiệt, trong phần giới thiệu về tác giả ở cuối cuốn truyện, Vi thấy có ghi lại các buổi thuyết trình của Giáo Sư,
trong đó một vài truyện ngắn trong tập "Niềm Im Lặng Của Mây" là một trong những đề tài thuyết trình trong cuộc hội thảo "Vietnamese Literature
Outside VietNam: beyond the National Tradition tại WẠ D.C. 1997, và "Asian Immigrant Women's Writing and the Rhetoric of Self Definition: Tran Dieu Hang and Bharati Mukherjee". Xin chị cho biết vì sao chị và Niềm Im Lặng Của Mây được chọn để làm đề tài, và ảnh hưởng cũng như tầm vóc hoạt động của các buổi thuyết trình này như thế nào trên đất nước Hoa Kỳ ?


TDH: Câu này có lẽ Vi nên hỏi giáo sư Phiệt thì sẽ có một câu trả lời đầy đủ hơn, vì ông là người đọc, người phê bình và người viết bàị Tuy nhiên bất cứ ai đọc bài viết của giáo sư Phiệt cũng sẽ hiểu được lý dọ Bharati Mukherjee là một giảng viên môn văn chương tại đại học Berkeley, California và bà cũng là một nhà văn Mỹ gốc A 'đã thành danh, còn tôi thì chỉ là một người viết chưa ai biết đến.Khi giáo sư Phiệt tìm thấy những điểm dị biệt cũng như tương đồng khá lý thú trong tácphẩm của tôi và nhà văn Mukherjee thì ông chọn ngay chúng làm đề tài cho bài nói chuyện hàng năm của ông trong giới giảng dậy đại học. Sự so sánh này sẽ làm cho người nghe người đọc dễ làm quen với một người viết xa lạ có một căn bản văn hoá chưa mấy ai thấu hiểu nhưng lại cũng là dân di cư/tỵ nạn gốc Á như nhà văn/giáo sư Mukherjee.
Tầm vóc hoạt động của các buổi thuyết trình này trên đất nước Hoa Kỳ ư ? Có lẽ người dân thường chẳng ai buồn biết đến cả. Nhưng sách của Harold Bloom xuất bản rồi thì sẽ có người sinh viên nào đó làm luận án cao học phải tìm đọc thế thôi. Nói tóm lại, nếu may mắn thì chúng ta chen chân vào
được trong bức ảnh văn học thu lại hình ảnh những người di dân/tỵ nạn gốc Việt đến nươc Mỹ váo cuối thế kỷ hai mươi. Những bức hình này, một cách nào đó, có cơ may đượ coi là "ở lại" với nhân gian.


VNNP: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng nhận xét về chị,"Là một trong số ít những người cầm bút không ngừng đi tìm một bút pháp, vượt thoát cấu trúc cũ, hình ảnh cũ, suy nghĩ cũ trong sáng tác, Trần Diệu Hằng chứng tơ khả năng sáng tạo của một ngòi bút luôn trăn trở trên những trang chữ của mình." Cùng một nhận định như trên, nhà văn Nguyễn Mộng Giác ghi, "Trần Diệu Hằng mạnh dạn phiêu lưu vào những thể nghiệm mới, cưỡng lại sự chờ đợi theo thói quen của những bạn đọc hâm mô.. Và Trần Diệu Hằng đã thành công trong cố gắng tự vượt mình." Xin chị cho biết chị đã làm thế nào để "tự vượt mình" ?


TDH: Làm thế nào để "tự vượt mình" ư ? Tôi cũng chưa dám chắc tôi làm được điều chi đáng kể trong cõi viết nghèo nàn của tôi. Nhưng tôi viết chỉ để nỗ lực tự thể hiện và định vị mình. Và tôi cố đọc kho tàng văn chương của thếgiới càng nhiều càng tốt. Tôi đọc chậm như rùa vì còn phải làm công nhân nước Mỹ và làm một bà mẹ Việt Nam. Nhưng thôi, "có còn hơn không". Trong khi đọc thì gắng học lấy cái hay của người tàị Đọc để biết trân trọng, biết khiêm nhường và nhận biết những vấn đề của thời đại mình.
Tôi chỉ là một người viết rất bán phần thời gian trong khi để theo đuổi trò chơi chữ nghĩa, có hiến trọn cuộc đời cũng nhiều phần vẫn cứ bị đứng xa lắc ngoài cánh cửa kho tàng văn học nhân gian.


VNNP: Đã có lần Vi nhận được một câu trả lời như thế này từ một tác giả mà Vi có dịp nói chuyện: "Rất tiếc cô không cảm được câu chuyện của tôi vì cô chưa trải qua nên cô không thể biết được", chị nghĩ sao về vấn đề này ? Có phải bổn phận của người viết là phải làm sao cho người đọc thông cảm với câu chuyện mình viết hay là người đọc cũng nên cần có một vốn kiến thức hoặc hiểu biết căn bản để thưởng thức một tác phẩm ?


TDH: Cổ nhân có câu : Ngưu tấm ngưu. Mã tấm mã." Vấn đề liên hệ giữa người đọc và người viết nói ra ở đây rất dài, tôi chỉ muốn trả lời vắn tắt rằng mối liên hệ đó hiện hữu, như một đòi hỏi cho cả đôi bên, người viết, người đọc, ngoài ra, còn phải nói đến mối liên hệ quan trọng hơn nữa, giữangười viết và người phê bình. Thiếu những định chế làm nền tảng căn bản cho phê bình văn học, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng "lênh đênh không biết bến bờ là đâu." Tôi cũng nghĩ rằng người viết không viết chỉ để nói về những "cảm xúc" của họ, người đọc cũng không đọc để chỉ "cảm" với người viết.


VNNP: Một số truyện ngắn của chị trong "Niềm Im Lặng Của Mây" nhắc đến số phận của người di dân, thí dụ như:
"Tôi còn nhớ rõ, hoặc cho là tôi nhớ rõ từ mớ ký ức một ngưòi phụ nữ di dân cứ rơi rụng dần theo với tháng năm..."
(Mà Nay Hoàng Hạc)
"Tôi tự hỏi phải chăng Nicole đang vẽ lại cuộc đời bà, một cuộc đời đã bị lịch sử đẩy vào một ngã khác, một thế giới khác: thế giới của những người di dân nghiêng mình tẩm liệm cho Niềm Nuối Tiếc và lên đường về chốn Không Tên ?"
(Màu Khâm Liệm)
"Đề tài chung được mọi người đồng ý chọn cho năm nay là tiểu thuyết của những người di dân, ai cũng đồng ý rằng đấy là vấn đề hiện đại nhất. " (Trong Khi Chờ Đầu Thai)
"Nhưng nên nhớ rằng, di sản tinh thần của mọi giống dân di cư đến miền đất này chỉ tồn tại được một thế hê.."
(Bóng Tối\, Quê Người)

Ít nhất là trong bốn truyện ngắn vừa kể trên, hai chữ "di dân" được dùng rõ ràng, ngoài ra các truyện ngắn khác vẽ lại hình ảnh người phụ nữ Mỹ gốc Việt cũng như các sinh hoạt của người Việt tại Hoa Kỳ (nhóm đọc sách,
nhóm ca hát, v.v.) Toàn tập có 10 truyện ngắn, có thể được gọi là một tập truyện viết về những người Việt di dân tại Hoa Kỳ cũng như quá trình của họ đã trải qua để đến được bến bờ tự do không ?


TDH: Có thể nói vắn tắt rằng tất cả những truyện ngắn của tôi viết về những vấn đề cuả người di dân/tỵ nạn Việt Nam đã và đang sinh sống bên ngoài quê hương nói chung và những vấn đề của người phụ nữ Việt nói riêng. Nói theo ngôn ngữ của giáo sư Phiệt thì tôi dường như hay viết về những mảng đời vỡ, về những dời đổi và thất lạc.


VNNP: Người di dân trong các truyện ngắn của Trần Diệu Hằng luôn khắc khoải\, trăn trở, tìm một chỗ đứng giữa hai lằn ranh của lề lối cũ và mới, giữa hai nền văn hoá đông tây hoàn toàn khác nhau, thí dụ như một cô gái lớn lên tại Hoa Kỳ muốn tìm về cội nguồn: "Con không định được là con có muốn trở về hay không. Dường như là con rất muốn và dường như là con lại không muốn chút nào...Con chỉ biết là có một cái gì đó như thôi thúc con và rồi lại như từ chối con." (Mà Nay Hoàng Hạc)

Một phụ nữ khao khát trở lại quê hương để tìm ra câu trả lời cho quá khứ của mình: "Tôi trở về vì không còn có thể chần chờ thêm một phút giây nào nữạ Trở về để lay động trái tim tê da.i. Trở về nơi tôi đã banh da xẻ thịt để định tên gọi cho một chốn mịt mùng." (Màu Khâm Liệm)

Mỹ Huệ đứng giữa của danh vọng và thất bại\, của ngợi khen và ganh tị, Vĩnh Liên "sinh ra là để sống giữa những lằn ranh, sống như một sản phẩm mới của nhân loại vào buổi cáo chung của thế kỷ hai mươi bước vào hai mươi mốt."

Gần như nhân vật nào của chị cũng bị kẹt giữa hai đời sống, hai lối suy nghĩ trái ngược nhau. Có phải chị cố tình muốn nhấn mạnh điều này nên đã trải suốt cuốn sách nỗi trăn trở của người Việt Nam tại hải ngoại\, thưa chị ?


TDH: Tôi nghĩ đây chính là nét đặc thù của đời sống những ngưới đã kinh qua hai nền văn hoá khác nhau. Đây chính là vấn đề của thời đại chúng ta đang sống. Phần khác, tôi cho rằng có thể tôi đã chịu ảnh hưởng sâu đậm
của triết lý Phật giáo\: có/không, bên này/bờ kia.


VNNP: Những "feedback" của độc giả trước những đổi mới sáng tạo của chị như thế nào, chị có biết không, và chị có dự định gì để dung hòa những ý kiến đó hay không ?

TDH: Thật ra nếu định nghĩa sáng tạo trong văn chương là đưa ra một quan điểm mới về cách viết hay nói đến nhũng điều chưa ai nói tới bao giờ thì tôi nào có được coi là "đạt tiêu chuẩn"? Tôi chỉ đang cố "bắt kịp" thời đại bằng cách nào hay nhất mà tôi có thể nghĩ tưởng. Cùng trong một hoàn cảnh thất lạc mỗi người có một tốc độ nắm bắt thực tại đời sống khác nhau. Những người cùng một tốc độ với tôi ẳn là phải cảm thấy lý thú hơn khi đọc những truyện tôi viết sau nàỵ Họ thường là những người bạn, những văn hữu trạc cùng tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm đo.c/viết tương tư. Tôi nghĩ những người sống trong thời đại của chúng ta, trong cũng như ngoài nước đều không hy vọng có được một nền văn học khoẻ mạnh trong sáng thì mọi cố gắng của mỗi cá nhân đều chỉ có tính cách rất riêng lẻ. Tôi cũng chỉ là
một trong số những người riêng lẻ đó, một cõi riêng lẻ rong chơi tím được tri kỷ thì mừng, mà không thì cũng ...đành chịu thôi. Tuy nhiên, tôi chỉ có một niếm tự hào/an ủi rằng chưa bao giờ tôi phải viết dưới một áp lực nào, chẳng hạn quyền lực chính trị, tiền bạc hoặc danh vo.ng.


VNNP: Cùng với truyện "Niềm Im Lặng của Mây" còn có hai cuộn băng cassette trích đọc hai truyện ngắn là "Trí Huệ, Mỹ Huệ", "Màu Khâm Liệm". Tại sao chị lại chọn đọc hai truyện này, đó có phải là hai truyện chị ưng ý nhất hay không ? Vi nghe và thích cách diễn đọc của chị lắm, nhưng phải chi có thêm âm nhạc giữa các chuyển đoạn chính thì nghe còn du dương hơn nữa.


TDH: Kể ra tôi cũng muốn đọc toàn bộ tập truyện nhưng hãy chỉ làm thử hai truyện để xem có thu về đủ vốn hay không đã chứ. Có lẽ Vi cũng như tôi và phần lớn các bạn đọc đều đã biết trước câu trả lời. Theo cách thức của những audio book làm tại nước Mỹ, trong đó những nhà văn danh tiếng tự đọc tác phẩm của họ chúng ta đều không thấy có phần nhạc đệm. Tôi
cho rằng nhạc đệm hoặc những âm thanh tiêng động đặc biệt tuy đôi khi có làm tăng phần "hấp dẫn" của câu chuyện đối với một số người nghe nhưng
ngược lại, cũng có thể kic.h hoá bản văn và cho nó một "dung nhan" hơi khác với ý định nguyên thuỷ của bản viết.


VNNP: Viết văn, đọc truyện, chị Trần Diệu Hằng còn có tài ngâm thơ nữa. Chị cũng vừa xuất bản CD ngâm thơ "Đêm Hằng Thơ", trong đó chị tự soạn lời giới thiệu và diễn ngâm các bài thơ rất nổi tiếng của Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Quang Dũng, v.v. Là nhà văn, chị nghĩ sao
về những yếu tố cần thiết của một bài thơ hay để đi vào lòng người đọc, và xa hơn nữa là mãi được lưu truyền theo thời gian ?


TDH: Những bài thơ tôi chọn theo chư đề và có tính cách tiêu biểu cho một giai đoạn nào đó trong giòng lic.h sử VN 50 năm qua: một người di dân đứng ở bên này bờ đại dương quay về quá khứ, không thất lạc, không chối từ nhưng mơ vòng tay với hiện tại và đặt tên cho ngày mai. Dĩ nhiên chúng không phải/không thể là những bài thơ hay duy nhất của dân tộc nhưng là những bài thơ có thể đứng chung lại để kể một câu chuyện. Những bài thơ này có được ngôn ngữ thơ, gần với thiên nhiên và trái tim, những bài thơ tự chúng đã mang đầy tiết tấu của âm nhạc.


VNNP: Nghe nói chị sắp đi lưu diễn ở một tiểu bang khác. Ngoài viết văn, đọc truyện và ngâm thơ, chị Trần Diệu Hằng có sinh hoạt nghệ thuật nào khác nữa không ?

TDH: Tôi không phải vá không muốn là một nghệ sĩ trình diễn nên không có vấn đế "lưu diễn". Tôi chỉ là một người hát nghêu ngao trong tình yêu ngôn ngữ và thể hiện tình yêu ngôn ngữ trong khi hát nghêu ngao. Tôi được mời trình diễn trong một đêm thơ nhạc gây quỹ giúp trẻ em khiếm thị ở VN được tổ chức ở tiểu bang Tennessee, nếu có thể gọi đó là "lưu diễn"! Tôi nghĩ rằng để giúp các anh chị em thiện nguyện trong nhóm đã âm thầm làm việc mấy năm nay, có lẽ tiếng hát không chuyên nghiệp của tôi có xuất hiện cũng không đến nỗi lố bịch và "làm phiền" đôi tai kẻ khác.


VNNP: Ý định của chị trên con đường văn học nghệ thuật sắp tới là như thế nào, còn có những đổi mới nào chị cảm thấy cần phải thực hiện không ?


TDH: Tôi tự coi mình là kẻ vừa "tập đọc" vừa viết như một sự thử thách riêng tự, để coi tôi làm được gì và làm tới đâu. Làm gì thì cũng phải bỏ hết tâm trí vào đó: điều này có nghĩa là tôi thách tôi viết được một truyện dài đọc tạm được trong vài năm tới đây, sau khi "nợ cửa nhà" (không phải nợ tang bồng) đã "trăng trắng vỗ tay reo".


VNNP: Xin cám ơn chị Trần Diệu Hằng đã bỏ thời gian cho cuộc nói chuyện hôm nay. Mến chúc chị nhiều thành công hơn trên con đường sáng tác.


TDH: Để có các tác phẩm của nhà văn Trần Diệu Hằng, xin liên lạc: nhà sách Văn Khoa và Văn Nghệ ở Orange County hoặc trên Internet
http://www.vinamall.com .

Muốn liên lạc vơí TDH xin email về ađress: dhtr54@hotmail.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn