06/07/20127:47 CH(Xem: 7063)
Đời Hùng Vương thứ ba, vua có người con gái tên là Tiên Dong, mới mười tám tuổi, nhan sắc xinh đẹp, không muốn lấy chồng, chỉ thường hay đi chơi các sông núi xem phong cảnh. Vua chiều công chúa mặc ý cho đi chơi không cấm. Mỗi năm trong tuần tháng hai, tháng ba, bơi thuyền chơi ở mạn sông làng Chử Xá (tức là làng Chử Xá huyện Văn giang bây giờ).
06/07/20127:47 CH(Xem: 4036)
Ngày xưa ở xã Đại An gần cù lao Huân, tỉnh Khánh Hòa có hai vợ chồng một ông lão không có con cái gì cả. Ông bà ở trong một căn nhà dựng bên vách núi, làm nghề thrồng dưa để kiếm sống. Nhưng lạ thay cứ mỗi khi dưa chín thì lại bị hái trộm. Hình như kẻ trộm không cốt hái dưa để ăn hay để bán kiếm lời, vì chỉ trộm đâu chừng một quả, hái xong lại vứt ra đó không mang đi.
06/07/20127:47 CH(Xem: 4135)
Xưa khi vũ trụ mới bắt đầu khai tịch thì có hai anh em bà Nữ Oa ngụ khoảng núi Côn Lôn. Trong thiên hạ chưa có dân chúng, do đó hai người phải ăn với nhau như vợ chồng. Họ cũng tự lấy làm xấu hổ về việc đó nên bà Nữ Oa phải lấy cỏ tết làm cái quạt để che mặt mỗi khi đi đâu. (Ngày nay còn tục cô dâu về nhà chồng thường cũng cầm quạt che mặt)*
06/07/20127:47 CH(Xem: 3879)
Ngày xưa, có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông. Bấy giờ có một chàng trai con nhà thuyền chài tên là Trương Chi, ngày ngày đến thả lưới kiếm ăn trên khúc sông đó. Chàng ta thường buông lưới, vừa hát. Tiếng hát rất hay, khiến cho Mỵ Nương ở trong lầu xao xuyến say mệ
06/07/20127:47 CH(Xem: 3646)
Thời vua An Dương-Vương, dân chúng xây thành Cổ-Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng - tục ngữ gọi là thần Kim-Quy - và dạy nhà vua cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim-Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để bắn địch.
06/07/20127:47 CH(Xem: 3496)
Trong việc thờ cúng tại các làng quê ở miền Bắc và miền Trung nước ta, có một hiện tượng phổ biến là bên cạnh đình, chùa, bao giờ cũng có một nơi thờ Thánh Mẫu, gọi là Điện Mẫụ Điện Mẫu thường nằm ở mé cạnh chùa, nhà gạch xây thẳng ba gian, nhỏ hơn chùạ Đôi khi cũng xây chùa theo kiểu chữ đinh. Tại gian chính giữa, là nơi đặt tượng Mẫụ
06/07/20127:47 CH(Xem: 3093)
Ở điện thờ Mẫu, trường hợp đặt ba pho tượng nữ, đều giống nhau ở gương mặt, tư thế ngồi, và chỉ khác ở trang phục, thì ở bên phải là Mẫu Thượng ngàn, ở giữa là Mẫu Liễu, còn bên trái là Mẫu Thoảị Sau đây là truyền thuyết về Mẫu Thoảị Mẫu Thoải là Mẫu ở miền sông biển. Thoải tức là Thủy, do đọc trệch. Mẫu thường mang trang phục màu trắng.
06/07/20127:47 CH(Xem: 3116)
Tần Mục Công có một người con gái bé; lúc mới sinh, gặp có kẻ đem dâng viên ngọc phác, Mục Công sai thợ đẽo dũa đi, thành một viên ngọc sắc biếc đẹp lắm. Đến lúc con gái đầy tuổi, trong cung bày đồ toái bàn, người con gái nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, bởi vậy Mục Công đặt tên cho con là Lộng Ngọc.
06/07/20127:47 CH(Xem: 2424)
Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có một gia đình nhà họ Lệ Phu nhân Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, chỉ thích ăn toàn là hoa quạ Không có thuốc men nào chữa khỏị
06/07/201212:12 SA(Xem: 2956)
Bác sĩ Vũ Thiên Nữ, người Mỹ gốc Việt, nhận bằng bác sĩ và học vị tiến sĩ y khoa tại Đại học California, San Francisco (UCSF), Hoa Kỳ năm 1991 sau khi hoàn tất Chương trình Huấn luyện chuyên gia y khoa (the Medical Scientist Training Program). Bác sĩ Nữ cũng đã hoàn tất Chương trình Nghiên cứu thuốc trong cơ thể (a Residency in Internal Medicine) tại Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ và là thành viên của cơ quan Điều trị phổi và Chăm sóc y tế chuẩn (Pulmonary and Critical Care Medicine) ở UCSF).