Long Xuyên Và Tôi
Mùa hè năm mười một tuổi, chấm dứt những ngày rong chơi với con Ki ki . Cô tôi về thăm nhà như thường khi, mấy chị em gặp nhau mãi lo chơi đùa, ăn uống, bao nhiêu là cây trái trong vườn nhà, bao nhiêu trò chơi cũ mới … Hôm sau, Mẹ tôi lặng lẽ xếp một ít quần áo, sữa soạn các vật dụng hàng ngày, tôi cùng đi với cô về tỉnh lỵ theo các chị vào trường.
Trong trí nhớ đơn sơ của con bé tóc hãy còn lổm chổm chưa chấm bờ vai, mái tóc củn cởn nầy là tuyệt tác của Oâng Nội, mỗi mùa hè, không thiếu một mùa nào, ông mang hết mấy đứa cháu bất luận trai gái đến tiệm hớt tóc duy nhất của ngôi chợ nhỏ trong làng, bao giờ cũng bảo bác thợ một câu “ hớt ngắn, kiểu ca rê, cho nó mát ”. Bọn trẻ trang lứa trong làng nhìn vào hai cái đầu tóc ngắn củn cởn và gọi chúng tôi là “ thằng con gái ” Tôi lúc nào cũng bận chúi mũi vào quyển sách cầm tay nên không chú tâm đến lời bạn bè trêu chọc, vô phúc cho đứa nào trêu vào tay Kim Thoa, như chạm vào con nhím, bao nhiêu lông nhọn xù lên sẳn sàng phóng tới. Năm tôi lên mười, lần đầu Bà Nội trái ý ông, không chịu cho ông mang hai đứa chúng tôi đi cắt tóc như hàng năm, Bà Nội bảo con gái lớn lên phải để tóc dài, mặc áo bà ba, đi đứng phải dịu dàng thùy mị, và mang mấy bộ quần tây, áo cao bồi xếp lại cất vào tủ áo.
Trường trung tiểu học Á Thánh Phụng của họ đạo An Giang, Cha Nguyễn Văn Lãng làm giám đốc. Cô sáu Thiên Hương làm thư ký, người luôn mặc áo dài màu tím Huế, bên cạnh những bộ áo dòng trắng nuốt của các Sơ .Ngôi trường tỉnh lỵ đầu tiên con bé nhà quê ngơ ngác bước vào. Xúng xính trong chiếc áo dài trắng tinh còn nguyên vệt phấn kẻ, cô tôi dẩn mấy chị em đến nhà may Hạnh Dung đối diẹân trường Bác Aùi, đặt may cho mỗi đứa ba bộ áo dài, tôi mặc chiếc áo thướt tha làm học sinh trung học, một bước nhảy xa từ ngôi trường làng cấp tiểu học, chỉ có hai dẫy nhà tôn vách ván ,sáu phòng học đơn sơ.
Tôi lặng chìm trong dòng áo trắng nuột nà của những cô bạn cùng lớp .Con bé nhà quê, giờ chơi ngồi một góc ôm kè kè quyển sách, trong các môn học, tôi thích Việt văn vì gần gủi và vì tôi mê cô Lệ Hằng, vị giáo sư phụ trách, cô trong mắt con bé đẹp như thiên thần, giọng nói nhẹ nhàng, nhưng giảng bài thật lôi cuốn. Bài luận văn đầu tiên, cô gọi tên, con bé thẹn thùng đứng dậy, sau khi bảo tôi đọc cho cả lớp cùng nghe, cô chấm bài của tôi hay nhất và chọn làm bài mẫu, tôi nhớ rõ đề luận “Tả con mèo” nhưng trong bài viết tôi kể chuyện con mèo. Con bé nhà quê rụt rè, cô giáo như bà tiên huyền diệu, với đôi đủa thần trong chuyện cổ tích cô bé lọ lem, bổng dưng tôi biến thành nàng công chúa xinh đẹp, có tên tuổi có mặt mày, và trở thành ngôi sao sáng trong lớp học từ ngày ấy. Điều nầy không tránh được những trêu chọc của bạn bè, kẻ yêu người ghét, nhưng bất luận phía nào cũng có Ngọc Lan bao che, đứng mũi, chịu sào. Cô bé cận thị nầy theo cùng tôi những tháng năm dài mài ghế trung học, hoạt động trong học đường cũng như lăn vào sinh hoạt trong các đoàn thể thanh niên .
Trong trí nhớ của mỗi chúng ta, Long Xuyên, ít nhiều là những hình ảnh không thể xóa mờ, từng con đường góc phố, những dấu chân chim sáo reo vui, bốn bức tường vôi của lớp học, bàn ghế âm thầm khắc tên, phấn trắng bay trên bảng đen, bay theo những khóm mây mơ ước . Tôi mang trong lòng từng hạt chuổi tương tư, từng giọt tình thương nhớ. Kỷ niệm như những giọt nước thấm dần, loang lỗ, ăn mòn từng mảnh trái tim, từng buồng lá phổi, từng ngăn khối óc, mỗi dấu chân qua đi, một khuôn mặt đậm nét, một nụ cười vô tư, tôi bơi miệt mài, tôi chạy mòn hơi, tôi lê thê bước, Long Xuyên của tôi, và tôi, và những người sống lang thang trên nửa địa cầu xa tít đã dể quên lại trái tim với muôn nghìn dấu ái.
Những năm trung học thật bình yên, tỉnh lỵ hiền hòa không hề nghe tiếng súng, chỉ có những chiếc Honda mới tấp nập ngày con sóng xe gắn máy tràn về, Ngọc Lan vẩn đến đèo tôi qua các ngã đường thân quen, chiếc xe mang chúng tôi qua con đường xanh bóng cây đường Lê Lợi, đường Nguyễn Du nằm cạnh bờ hồ nhỏ và dòng sông Hậu hiền hòa. Con đường liên tỉnh từ Cần Thơ về Châu đốc, công trường Trưng Vương về đường Tự Do đến ngõ hàng cau, căn nhà mái lá con con , dập dìu tiếng cười đùa vào ra bất tận, từ tiếng đàn Tây ban cầm mượt mà reo vui của cậu Hồ, đến tiếng sáo vi vút mấy tầng cao của cậu Cựu, những anh học trò áo xanh dương trường Trung học Kỷ thuật Angiang, khi buông tay đục tay kềm, những ngón tay chai nhẹ nhàng lướt trên phím đàn , vuốt ve từng lóng trúc, buông ra những âm thanh huyền diệu ru tuổi học trò thần tiên .Mùa tựu trường, những cơn mưa dầm không ngăn nổi dấu chân chim vui, bạn bè ba tháng chia xa , gặp lại nhau ríu rít chuyện trò.
Rời mái trường trung học, với ước mơ nhỏ nhoi, hẹn sẽ trở về. Khung trời đại học thênh thang thiếu cái thân quen của tỉnh lỵ nhỏ nhoi, thiếu hồn nhiên vô tư vui đùa, như chiếc xuồng con bơi nước ngược, tôi chỉ mong thời gian qua nhanh, cố gắng học cho xong bốn năm đại học,những băn khoăn, những khó khăn trong cuộc sống và tương lai không lối thóat, nhìn thực trạng phơi bày chunh quanh, nhìn trọng trách đặt lên vai con người mà mơ mình nhỏ lại, giấc mơ đơn sơ chiếc áo mới mỗi Tết về, tung tăng đi mừng tuổi, dăm ba đồng bạc mới.
Thủ đô Sài Gòn, với nhịp sống vội vã, chen chúc tranh giành, mỗi lần lễ Tết trong lòng thôi thúc, tôi lại quay về Long Xuyên, đôi khi chỉ vì một lời hứa, chút nắm níu của bạn bè thân yêụTôi thèm khát cái không gian yên ấm, tôi nhớ từng con phố nhỏ, những ngày dầm mưa suốt con đường Lê Lợi, Gia Long, về chân cầu Hoàng Diệu, nhớ hai hàng phượng bên bờ sông, hình như mổi viên sỏi nhỏ, từng bậc thềm nhà, con hẻm hai hàng dừa rũ lá, nơi nào cũng cất tiếng chào mời, chốn nào cũng xôn xao nhắn gởi. Tôi hình dung mình suốt đời bơi lội trong muôn ngàn tình tự, đắm ngập trong biển bát ngát thân quen. Dòng đời quanh co nghiệt ngã, con sông Hậu giang hiền hòa chở nặng phù sa, mổi năm mang sức sống về bồi đắp từng mảnh ruộng đồng, từng chân lúa sạ, con sông tôi bơi lội miệt mài, ngày tóc xanh chưa thành thiếu nữ, con sông ngọt ngào tình thanh niên của Ba Mẹ, và cũng chính con sông nầy mang chúng tôi vào biển cả, vượt đại dương bát ngát đi tìm sự sống trong nổi chết, đi tìm một tương lai mà từng hơi thở không còn là tiếng thở dài .
Những ngày Tết hiu hắt ở chốn xa mịt mù, ngồi trong nhà nhìn tuyết bay trắng xóa ngoài sân, lạnh tái tê thê thiết . Không còn cái lạnh nhẹ nhàng, mùa gió bấc lang thang bốc từng nắm bắp rang, cười đùa với nhau suốt con đường Quang Trung tối hăm ba đi chợ Tết. Cái lạnh hiu hiu bên làn khói mỏng, tay bưng chén chè nồi đất, cắn vỡ từng hạt đậu xanh, ngọt trên đầu lưỡi đến tận tấm lòng. Tất bật chạy tìm, lặn lội đến từng của hàng tạp hóa trong bảo tuyết, trong cơn gió dao cắt của cực bắc thổi về, vơ vét hết nhửng gì cần thiết, chén nếp, hạt đậu xanh, nấu cho xong mâm cổ Tết bày trên bàn, rồi thẩn thờ nhìn khói hương bay lạnh lẽo. May cho con manh áo mới, mặc bên trong chiếc áo len lù xù, lang thang tha chúng đi tìm hội Tết, tìm chút hơi ấm dăm ba người đồng hương, chia nhau khoanh bánh tét, miếng thịt kho bằng nước dừa trong lon nhôm cho đở nhớ quê nhà.
Ôi! Những ngày tha hương, tiếng mẹ như khúc nhạc reo vui, đang đi trên đường phố, bất chợt nghe thanh âm ngọt ngào là quay phắt lại, trông thấy màu tóc huyền là bất kể chạy theo, nhìn nhau cho kỷ để người chưa quen, thành người quen. Nghe tin có người Việt Nam mới đến định cư là nôn nóng gọi tìm, “ anh quê Châu đốc ? Kiên giang ? Không sao , chúng ta gần nhau, tôi , quê Long Xuyên đó .”
Long Xuyên, ngọt như lóng mía cù lao, thơm như lúa mới dạt dào, hai mươi năm, lần đầu trở lại, đi như mộng du, từng con đường nhỏ, từng góc phố quen, kỷ niệm trùng trùng. Cổng trường trung học Phụng sự [ nay là trường trung học Angiang ] đối diện với Ty thanh niên, khoảng sân tráng xi măng ngày nào tôi lần đầu đến sinh hoạt với toán Du ca Đường Việt, phòng tập Nhu đạo bên cạnh và trụ sở Hướng dạo An Giang. Dãy phòng học ba tầng vẩn đứng im lìm soi nắng trong, bốn bức tường vôi trắng từ lâu không hề sơn phết lại. Khung cửa sổ cao, với tấm sáo bằng gỗ chắn lại cũng hư hao, mục gẫy theo thời gian.Nhìn lại phía vườn bông, trụ đèn bốn ngọn ngạo nghễ ngày nào, giờ đứng khiêm nhượng bên cạnh những căn phố củ kỷ đối diện cơ sở cũ của Viện Đại học Hòa Hảo. Thư viện An Giang, với kiến trúc mới hình tròn như khúc bánh gỗ mùa Giáng Sinh, tôi đứng đây ngơ ngác kiếm tìm, hai mươi năm, tôi như người đi lạc trong chính trái tim mình .
Từ bến bắc Vàm cống, những ngày nắng trong, giữa dòng sông đẫm màu phù sa, nhìn về phía thành phố, đôi bàn tay chắp của gác chuông nhà thờ chánh tòa Long Xuyên in đậm trên nền trời xanh thẳm. Đi dưới chân tượng Chúa, tôi ngơ ngác nhìn qua bên đường, những gian hàng san sát mọc lên như rừng nấm, khu trại binh thuộc sư đòan thiết giáp, nơi cư trú của cô bạn nhỏ học chung lớp cuối cùng trước ngày về đại học. Tôi không nghĩ ra Long Xuyên có thể thay đổi, trong trí nhớ những hình ảnh nối tiếp nhau trùng trùng, từ cầu Cái Sơn lên đến cầu Quay Nguyễn Trung Trực, đường Trần Hưng Đạo nối dài, thuở xưa đi như vạn dặm, giờ chưa kịp thở hương nhớ thương đã thấy qua hết một khoảng đường, mấy chị em tôi dắt díu nhau trở về như Từ Thức, lang thang , đi tìm kiếm người thân.
Phu quân tôi, người cùng tôi sống triền miên với những kỷ niệm trong ký ức muôn màu, người uống từng giọt men cay nồng tiếc thương thời xanh tóc, người lê thê lết thếch theo tôi, mỗi lần gặp người quen, tự giới thiệu “ Tôi là Rễ Long Xuyên” quanh quẩn chỉ có mấy người thân, chút dây mơ rễ má, gặp nhau nhắc lại chuyện quê nhà, trong lòng nỗi ước mơ thôi thúc, năm trước đây anh đề nghị “ hay là mình về Long Xuyên một hôm đi ”.Nhân chuyến về thăm gia đình, thật ngắn ngũi, chúng tôi cố dành lại một ngày, để đưa nhau về thăm đất hứa.
Ngồi trên chiếc ghế đẩu ở bến xe đò, loại xe tốc hành nhỏ, chờ đến giờ rời bến, ôm cái xách tay trong chứa bộ quần áo thay đổi, vành nón che nửa mặt, phu quân tôi mua mấy quyển sách xem bói tướng của em bé đi bán dạo, tôi chỉ cười thầm, không cần phải đoán tương lai, hai chúng ta có chung số tha hương, bởi đi nửa vòng trái đất mới tìm được nhau, duyên hay nợ cũng đã phần tư thế kỷ rồi, vắn hay dài cũng đã tuổi tri thiên mệnh …Bất chợt Anh khều chân “ nhìn kỷ anh chàng áo trắng kia, có phải Phú Hải không ? ” “Không chắc đâu, hắn làm gì lang thang nơi nầy ?” “ Để anh hỏi thử, không đúng người thì thôi, chẳng mất mát gì, nhưng sẽ không bận tâm nữa ” Tính anh vẩn vậy, thẳng thắn, không thích vương mắc bâng quơ.
- Xin lổi, Anh có phải là em của Nguyễn Phú Hải, Hải Mohamet không ?
- Tôi tên Hải, Hải Mohamet, ủa trông anh quen quá!
- Nhìn lại người nầy, xem anh có nhận ra không ?
- Chị Xuân Đào, anh Thành sao lại lang thang ở đây ? Về bao giờ ?
- Bất ngờ quá, chị về hơn tuần nay, giờ trên đường về Long Xuyên đây.
- Chị về đó làm gì ?
- Đưa anh Thành đi thăm chốn cũ thôi, nhân tiện tìm một ít bạn bè còn lại. Lần trước về thoáng ngang qua, có lang thang đi tìm nhưng chẳng gặp một ai. Lần nầy về hy vọng tìm được Lâm Viên thì sẽ phăng ra manh mối.
- Lâm Viên hả? Tưởng gì khó khăn, chị chờ một chút.
Hải xin lổi rồi vào trong văn phòng, ngồi xuống bấm số điện thoại, nói chuyện với người bên kia đường dây, nhìn qua khung cửa kính, gọi tôi
- Hải gọi được Lâm Viên trên điện thoại, chị vào nói chuyện với nó nhé.
- Cảm ơn, Hải nghĩ nhanh quá.
Từ giã Phú Hải, chuyến xe tốc hành mang chúng tôi về Long Xuyên, qua những thành phố nhỏ dọc theo quốc lộ 4 về miền tây, qua cầu Mỹ Thuận, chiếc cầu vĩ đại là đề tài của những cuộc chuyện trò mở đầu thế kỷ, một bước tiến kỷ thuật mà người dân quê mộc mạc hiếu kỳ dẩn nhau đến chiêm ngưỡng hàng ngày. Ngang bến bắc Vàm cống, con sông Hậu giang phù sa màu mỡ, xôn xao nhìn về chân trời, chỉ cho phu quân nhìn đôi bàn tay chắp in trên nền trời xanh, chín cây số từ Cầu bắc về thị xã Long xuyên, qua cầu Cái Dung, Cái Sao, Rạch Gòi, Tầm bót, Cái Sơn. Rời bến xe đò, chúng tôi lang thang về đường liên tỉnh 9, nhìn những khách sạn đứng san sát bên vệ đường, căn nhà của thầy Lâm Đức Minh với sân trước đầy hoa, với lá dừa khiêu vũ đêm trăng sáng , cổng rào im lìm lặng lẽ, đối diện nhà của trắc địa sư Nguyễn Ngọc Tố khuất sau chòm cây . Tôi rẽ vào con hẻm nhỏ, đôi chân như chấp cánh bay dưới nắng chiều, nhớ hầm lục bình đầy hoa, hàng dừa nghiêng bóng xỏa lá xanh, hàng cau thanh thoát tỏa hương thơm quất quít, tôi đi trong mộng du, trong hư ảo, con dường đất như trải thảm hoa, như giăng đầy sao sáng. Một bước, theo một bước, phu quân tôi im lặng đi theo sau, anh tôn trọng phút giây bàng hoàng, anh chờ cho cơn say ngất ngây lắng xuống, ngõ hàng cau, con đường kỷ niệm, tôi bơi ngược thời gian, bước đi, dừng lại, nhìn gương mặt ngơ ngác, anh hỏi nhỏ
- Có muốn anh hỏi thăm cho em không ?
Tôi nhìn anh, nhà của em mà, sao lại hỏi thăm? Con đường em đi qua hàng ngày, cái ngõ em rẽ vào nhắm mắt cũng tới mà. Tôi tiếp tục bước đi rồi dừng lại, nhìn những mái ngói mới bên cạnh mái tôn đã trải qua một thời xuân sắc. Khu mộ đá nằm khuất sau cỏ rậm, đã lâu không người chăm sóc, mưa nắng rong rêu, cỏ dại tha hồ, bìm bìm hắc sửu bò ngang dọc, tôi đứng ngẩn người, sao lại lạc sang ngõ hẽm trên, phía nhà Khánh Hồng? Trở lại đầu đường, đi về phía hẽm dưới , nhớ lại khi xưa chỉ có một dãy bốn căn nhà gạch, kế đến là nhà thầy Hộ nàêm giữa ao lục bình, ngang cửa là nhà bác Tư Kỉnh, kế bên là Ngọc Phượng, bây giờ, hai dãy nhà sát nhau, hàng cau lá xanh mượt mà đã biến mất, hàng rào ra đến tận lối đi, không còn khoảng sân với hàng băng đá chiều chiều ngồi chuyện trò, tôi dừng lại, hỏi thăm nhà cô giáo Kim Cương.
- Ở xóm nầy có nhiều cô giáo lắm, xóm bên kia cũng có mấy cô giáo nửa.Hay là cô đến hỏi Dì hai nhà kia, Dì ở đây lâu rồi chắc biết rành hơn tôi .
- Cám ơn bác.
Tôi đứng sững sờ, nhìn căn nhà gạch mới xây, hai tầng lầu, đứng ngạo nghể trong nắng trưa, gốc bồ đề không còn nữa, hàng rào gạch xây ra tận mặt đường cổng khóa kín. Đâu rồi khoảng sân nhỏ trồng hoa bốn mùa, mái hiên nhà chiếc võng con giăng dưới bóng cây bồ đề rậm mát, căn nhà trước đây dập dìu tiếng nói cười, hàng ngày vang tiếng nhạc, lời ca, tên Giao Duyên trang bạn bè thân yêu vẩn thường gọi, những đêm thúc trắng chờ ngày thi, những mùa báo tường, báo xuân rộn rịp vào ra, căn nhà sáng ngời trongtrí nhớ, từng manh ván vụn, từng mắc gỗ bóng loáng dấu chân quen, lần trước về thăm còn ngồi lại chiếc võng đong đưa trước hiên, trong ký ức bồi hồi còn âm vang những lần bình thơ suốt sáng, đối đáp bàn luận thâu đêm…Tôi thất thiểu đi ra, lòng ngổn ngang trăm mối, mình lạc mất lối về, tìm được thì không ai còn biết mình từ đâu đến, xưa dọc Lưu Nguyễn về trần, vô tư, không bao giờ hình dung được ngày nầy.
- Lâm Viên, chị về Long xuyên lần nầy cố ý đi tìm chút kỷ niệm thời cắp sách, thăm bạn bè còn ở lại, và ghé ngang căn nhà cũ, nhưng đã không còn tìm thấy mái tôn cùng dấu vết căn nhà khi xưa.
- Long Xuyên thay đổi nhiều, ngày mai chị đi một vòng, sẽ thấy, Chị dự trù đưa anh Thành đi thăm những đâu ?
- Chưa đi đến đâu cả, lúc bước xuống bến xe đò, đi ngang đường Liên tỉnh, tạt vào tìm nhà cũ, ngơ ngác, sợ trể giờ hẹn với Lâm Viên nên trở về khách sạn chờ, định đi thăm trường Chưởng Binh Lễ và Thoại Ngọc Hầu cũng như trường Sư Phạm, công trường Trưng Vương, công viên Nguyễn Du…
Buổi cơm chiều, chuyện trò không dứt, băng qua đường Tự do, ngang khu nhà mới kiến thiết sau trận hỏa hoạn năm xưa , những ngôi nhà gạch đỏ mái tôn ngày nào một lần nửa thay bằng những căn phố hai tầng khang trang, đường phố rộng rãi hơn xưa, buổi chiều nắng đã tắt, ánh sáng của những ngọn đèn đường vàng vọt soi mấy chiếc bóng khẳng khiu. Nhớ hàng cây cồng tàng lá như chiếc lọng che những ngày sinh hoạt trong sân trường Mỹ Phước , con đường như nhỏ lại dưới buớc chân thênh thang. Nhớ buổi sáng tịnh tâm của trại huấn luyện trưởng, nhớ vòng sinh hoạt bên lửa trại hoạch định kế hoạch cho tương lai…
Trở lại con đường liên tỉnh, vào chính con hẻm ban trưa đi lạc qua, tôi ngẩn ngừơi nhìn lại căn nhà nhỏ gọn gàng, ngăn nắp, tủ sách đứng trong góc, gáy sách xếp thật thẳng hàng, bao nhiêu năm qua, thói quen yêu quí sách vở vẩn không thay đổi. Viên mời ngồi rồi đi thẳng lên gác , lúc trở xuống tay cầm mấy tuyển tập vàng úa, thoáng nhìn đã biết làm từ những năm còn mài ghế trường ChưởngBinh Lễ thân yêu. Nhìn nhau trân trọng, ba mươi năm qua, vẩn gìn giữ chắt chiu nhửng tờ giấy úa vàng ghi lại biết bao nhiêu tình, chứa đựng bao nhiêu hình ảnh, những tờ giấy mực in đã nhạt màu, những trang giấy như khơi lại, như cuộn phim trình chiếu liên tục, ký ức cuồn cuộn chảy về, miệt mài như sông Hậu mùa nước đổ, như phù sa lớp lớp.
- Viên còn giử đủ tất cả các tuyển tập mình thực hiện khi xưa, chị chắc chưa quên?
- Quên ? Chị chưa đến nổi lú lẫn, chị vẩn còn giữ tập giấy học trò Viên vẽ tặng lúc chị vào đại học. Những sách vỡ cũng như bản thảo khác đã được thiêu đốt cẩn thận hồi chiến dịch văn hóa .
- Viên hòan lại cố chủ một ít bản thảo còn giữ được, Viên chỉ giữ lại tuyển tập thôi, nhờ chị gởi trả lại luôn bản thảo của Kim Thoa .
- Chị thật không ngờ còn có ngày thấy lại thủ bút ngày xưa, Viên làm chị cảm động quá, ba mươi năm rồi.
- Chị còn nhớ thầy quản thủ thư viện không?
- Thầy Tình, nhớ chứ, thầy bây giờ ra sao ?
- Thầy đã mất rồi ?
- Thật sao , Thầy mất năm nào ?
- Đã mấy năm rồi. Thầy gặp tai nạn xe Honda, những năm sau nầy tôi vẩn thường đến thăm, có lúc thầy trò chỉ nhìn nhau ứa lệ
- Chị không ngờ thầy lại mất sớm. Thầy Bạch có còn ở đường Trương Vĩnh Ký không?
- Chị có muốn đến thăm Thầy không? Thầy vẩn còn ở căn nhà đó
- Giờ nầy có muộn lắm không ?
- Mình đi bây giờ, hãy còn sớm, phần dưới nhà Thầy cho mướn làm trường dạy Tin Học, giờ nầy lớp học chưa mãn đâu .
Vẩn nụ cười hiền hòa, vẩn gầy gò như xưa, Thầy mang kính mắt vào nhìn cho kỷ cô học trò nhỏ, gần ba mươi năm, giọng nói bùi ngùi thầy căn dặn : “ lần sau có về, không vào khách sạn, đến đây với thầy cô, nhà chẳng còn ai, hai mái đầu bạc, con về cho có tiếng nói cười.” Lần sau chẳng bao giờ có nữa, vào đầu mùa hè tháng năm, thư Lâm Viên báo tin buồn, Thầy Bạch đã về cõi bình an.
Mấy buớc chân, băng qua con đường, vào nhà Thầy Hưng, đứng trước mặt, đôi mắt như trêu đùa, con bé học trò ngày vào lớp đệ nhất dám ngồi tranh luận cùng Thầy hàng giờ, từ đông sang tây, Lão Trang đến Karl Marx, và nhất là Jean- Paul Sartre, con bé ba mươi năm sau vẩn như xưa, thầy trò chưa kịp chào nhau là đã lôi ra bao nhiêu là lý luận, ngữ bất tận ngôn, ngôn bất tận ý…cải nhau là phi lý… hai thầy trò cười ngất lúc chia tay nhau, không hẹn vì hẹn nhau sẽ nợ nần, còn duyên tất hữu.
Buổi sáng, đứa em mang cô bạn nhí nhảnh ngày xưa đến khách sạn tìm, chưa thấy mặt đã nghe tiếng cười dòn dã. Lâm Viên cũng mang đến bất ngờ, Thầy Đặng Trung Thành, tiếng nói vẩn như xưa, dấu thời gian hiễn hiện, nhắc lại kỷ niệm ngày nào, ngày hội Aùi Hữu cựu học sinh Thoại Ngọc Hầu tổ chức giải văn chương tỉnh An Giang, do Dân biểu bác sĩ Mã Sái yểm trợ tài chính, bài viết “Nét đẹp dòng sông Hậu” của con bé làm mấy thầy tranh cải nhau quyết liệt, thầy nào bênh trò nấy, Thầy Bưởi bảo bài của Đỗ Phước Hậu viết đầy công phu khảo cứu, thầy Hưng không đồng ý, bài của học trò tôi viết óng ả mượt mà, cuộc thi chỉ có mấy tiếng đồng hồ mà sáng tác như vậy thì nhất định phải chấm đầu giải văn chương. Thầy Thành cẩn trọng mang ra quyển sách in lại các bài trúng giải,1972, trong đó còn đầy đủ hình ảnh, giữ gìn đã ba mươi năm, nhìn nhau nụ cười qua nước mắt…
Công trường Trưng Vương, bông lúa đồng đen không biết đã tản mạn nơi nào, dừng lại bên cạnh gian hàng đá quí, nhìn Châu qua khung kính, anh chạy ra mừng rở chuyện trò, “ về bao giờ ? ở được bao lâu ? Kim Thoa đi uống cà phê sáng với anh nhé ?”
- Anh Châu, Xuân Đào đây, anh lại tưởng là Kim Thoa nữa phải không ?
- Xin lỗi, anh thật không ngờ, xa nhau lâu quá, anh không thể phân biệt, hai đứa thật giống nhau, anh già rồi lú lẩn mất.
Cầu [ thủ môn đội bóng đá Thoại Ngọc hầu ] vừa ngừng xe, anh Châu nháy mắt, tay bắt mặt mừng, chuyện trò, đến khi gọi tên mới biết là nhầm, anh Châu cười ngất “nầy, không phải chỉ mình anh lầm đâu…”
Uống ly cà phê thứ ba trong buổi sáng với Tài, dưới chân cầu Duy Tân, ngồi trên chiếc ghế đan dây nhựa, nhắc lại chuyện ngày xưa, điểm mặt bạn bè, bao nhiêu người còn lại, bao nhiêu kẻ rời xa, người Nam địa cầu, kẻ tận cùng băng giá…Hẹn nhau năm năm nữa sẽ cố gắng gọi tìm bạn bè các nơi trở về họp mặt, trường Thoại Ngọc Hầu đang được trùng tu {?} sẽ được phục hồi tên như cũ.
Ba mươi năm, làm sao đủ bút mực ghi lại nhửng kỷ niệm trùng trùng ? Long Xuyên yêu dấu, dù có thay đổi, lớn lên như mỗi chúng ta, đã qua đi bao nhiêu thế hệ, trong trái tim ta vẩn là hình ảnh không phai mờ .
Vũ Thị Thiên Thư
Mùa hè năm mười một tuổi, chấm dứt những ngày rong chơi với con Ki ki . Cô tôi về thăm nhà như thường khi, mấy chị em gặp nhau mãi lo chơi đùa, ăn uống, bao nhiêu là cây trái trong vườn nhà, bao nhiêu trò chơi cũ mới … Hôm sau, Mẹ tôi lặng lẽ xếp một ít quần áo, sữa soạn các vật dụng hàng ngày, tôi cùng đi với cô về tỉnh lỵ theo các chị vào trường.
Trong trí nhớ đơn sơ của con bé tóc hãy còn lổm chổm chưa chấm bờ vai, mái tóc củn cởn nầy là tuyệt tác của Oâng Nội, mỗi mùa hè, không thiếu một mùa nào, ông mang hết mấy đứa cháu bất luận trai gái đến tiệm hớt tóc duy nhất của ngôi chợ nhỏ trong làng, bao giờ cũng bảo bác thợ một câu “ hớt ngắn, kiểu ca rê, cho nó mát ”. Bọn trẻ trang lứa trong làng nhìn vào hai cái đầu tóc ngắn củn cởn và gọi chúng tôi là “ thằng con gái ” Tôi lúc nào cũng bận chúi mũi vào quyển sách cầm tay nên không chú tâm đến lời bạn bè trêu chọc, vô phúc cho đứa nào trêu vào tay Kim Thoa, như chạm vào con nhím, bao nhiêu lông nhọn xù lên sẳn sàng phóng tới. Năm tôi lên mười, lần đầu Bà Nội trái ý ông, không chịu cho ông mang hai đứa chúng tôi đi cắt tóc như hàng năm, Bà Nội bảo con gái lớn lên phải để tóc dài, mặc áo bà ba, đi đứng phải dịu dàng thùy mị, và mang mấy bộ quần tây, áo cao bồi xếp lại cất vào tủ áo.
Trường trung tiểu học Á Thánh Phụng của họ đạo An Giang, Cha Nguyễn Văn Lãng làm giám đốc. Cô sáu Thiên Hương làm thư ký, người luôn mặc áo dài màu tím Huế, bên cạnh những bộ áo dòng trắng nuốt của các Sơ .Ngôi trường tỉnh lỵ đầu tiên con bé nhà quê ngơ ngác bước vào. Xúng xính trong chiếc áo dài trắng tinh còn nguyên vệt phấn kẻ, cô tôi dẩn mấy chị em đến nhà may Hạnh Dung đối diẹân trường Bác Aùi, đặt may cho mỗi đứa ba bộ áo dài, tôi mặc chiếc áo thướt tha làm học sinh trung học, một bước nhảy xa từ ngôi trường làng cấp tiểu học, chỉ có hai dẫy nhà tôn vách ván ,sáu phòng học đơn sơ.
Tôi lặng chìm trong dòng áo trắng nuột nà của những cô bạn cùng lớp .Con bé nhà quê, giờ chơi ngồi một góc ôm kè kè quyển sách, trong các môn học, tôi thích Việt văn vì gần gủi và vì tôi mê cô Lệ Hằng, vị giáo sư phụ trách, cô trong mắt con bé đẹp như thiên thần, giọng nói nhẹ nhàng, nhưng giảng bài thật lôi cuốn. Bài luận văn đầu tiên, cô gọi tên, con bé thẹn thùng đứng dậy, sau khi bảo tôi đọc cho cả lớp cùng nghe, cô chấm bài của tôi hay nhất và chọn làm bài mẫu, tôi nhớ rõ đề luận “Tả con mèo” nhưng trong bài viết tôi kể chuyện con mèo. Con bé nhà quê rụt rè, cô giáo như bà tiên huyền diệu, với đôi đủa thần trong chuyện cổ tích cô bé lọ lem, bổng dưng tôi biến thành nàng công chúa xinh đẹp, có tên tuổi có mặt mày, và trở thành ngôi sao sáng trong lớp học từ ngày ấy. Điều nầy không tránh được những trêu chọc của bạn bè, kẻ yêu người ghét, nhưng bất luận phía nào cũng có Ngọc Lan bao che, đứng mũi, chịu sào. Cô bé cận thị nầy theo cùng tôi những tháng năm dài mài ghế trung học, hoạt động trong học đường cũng như lăn vào sinh hoạt trong các đoàn thể thanh niên .
Trong trí nhớ của mỗi chúng ta, Long Xuyên, ít nhiều là những hình ảnh không thể xóa mờ, từng con đường góc phố, những dấu chân chim sáo reo vui, bốn bức tường vôi của lớp học, bàn ghế âm thầm khắc tên, phấn trắng bay trên bảng đen, bay theo những khóm mây mơ ước . Tôi mang trong lòng từng hạt chuổi tương tư, từng giọt tình thương nhớ. Kỷ niệm như những giọt nước thấm dần, loang lỗ, ăn mòn từng mảnh trái tim, từng buồng lá phổi, từng ngăn khối óc, mỗi dấu chân qua đi, một khuôn mặt đậm nét, một nụ cười vô tư, tôi bơi miệt mài, tôi chạy mòn hơi, tôi lê thê bước, Long Xuyên của tôi, và tôi, và những người sống lang thang trên nửa địa cầu xa tít đã dể quên lại trái tim với muôn nghìn dấu ái.
Những năm trung học thật bình yên, tỉnh lỵ hiền hòa không hề nghe tiếng súng, chỉ có những chiếc Honda mới tấp nập ngày con sóng xe gắn máy tràn về, Ngọc Lan vẩn đến đèo tôi qua các ngã đường thân quen, chiếc xe mang chúng tôi qua con đường xanh bóng cây đường Lê Lợi, đường Nguyễn Du nằm cạnh bờ hồ nhỏ và dòng sông Hậu hiền hòa. Con đường liên tỉnh từ Cần Thơ về Châu đốc, công trường Trưng Vương về đường Tự Do đến ngõ hàng cau, căn nhà mái lá con con , dập dìu tiếng cười đùa vào ra bất tận, từ tiếng đàn Tây ban cầm mượt mà reo vui của cậu Hồ, đến tiếng sáo vi vút mấy tầng cao của cậu Cựu, những anh học trò áo xanh dương trường Trung học Kỷ thuật Angiang, khi buông tay đục tay kềm, những ngón tay chai nhẹ nhàng lướt trên phím đàn , vuốt ve từng lóng trúc, buông ra những âm thanh huyền diệu ru tuổi học trò thần tiên .Mùa tựu trường, những cơn mưa dầm không ngăn nổi dấu chân chim vui, bạn bè ba tháng chia xa , gặp lại nhau ríu rít chuyện trò.
Rời mái trường trung học, với ước mơ nhỏ nhoi, hẹn sẽ trở về. Khung trời đại học thênh thang thiếu cái thân quen của tỉnh lỵ nhỏ nhoi, thiếu hồn nhiên vô tư vui đùa, như chiếc xuồng con bơi nước ngược, tôi chỉ mong thời gian qua nhanh, cố gắng học cho xong bốn năm đại học,những băn khoăn, những khó khăn trong cuộc sống và tương lai không lối thóat, nhìn thực trạng phơi bày chunh quanh, nhìn trọng trách đặt lên vai con người mà mơ mình nhỏ lại, giấc mơ đơn sơ chiếc áo mới mỗi Tết về, tung tăng đi mừng tuổi, dăm ba đồng bạc mới.
Thủ đô Sài Gòn, với nhịp sống vội vã, chen chúc tranh giành, mỗi lần lễ Tết trong lòng thôi thúc, tôi lại quay về Long Xuyên, đôi khi chỉ vì một lời hứa, chút nắm níu của bạn bè thân yêụTôi thèm khát cái không gian yên ấm, tôi nhớ từng con phố nhỏ, những ngày dầm mưa suốt con đường Lê Lợi, Gia Long, về chân cầu Hoàng Diệu, nhớ hai hàng phượng bên bờ sông, hình như mổi viên sỏi nhỏ, từng bậc thềm nhà, con hẻm hai hàng dừa rũ lá, nơi nào cũng cất tiếng chào mời, chốn nào cũng xôn xao nhắn gởi. Tôi hình dung mình suốt đời bơi lội trong muôn ngàn tình tự, đắm ngập trong biển bát ngát thân quen. Dòng đời quanh co nghiệt ngã, con sông Hậu giang hiền hòa chở nặng phù sa, mổi năm mang sức sống về bồi đắp từng mảnh ruộng đồng, từng chân lúa sạ, con sông tôi bơi lội miệt mài, ngày tóc xanh chưa thành thiếu nữ, con sông ngọt ngào tình thanh niên của Ba Mẹ, và cũng chính con sông nầy mang chúng tôi vào biển cả, vượt đại dương bát ngát đi tìm sự sống trong nổi chết, đi tìm một tương lai mà từng hơi thở không còn là tiếng thở dài .
Những ngày Tết hiu hắt ở chốn xa mịt mù, ngồi trong nhà nhìn tuyết bay trắng xóa ngoài sân, lạnh tái tê thê thiết . Không còn cái lạnh nhẹ nhàng, mùa gió bấc lang thang bốc từng nắm bắp rang, cười đùa với nhau suốt con đường Quang Trung tối hăm ba đi chợ Tết. Cái lạnh hiu hiu bên làn khói mỏng, tay bưng chén chè nồi đất, cắn vỡ từng hạt đậu xanh, ngọt trên đầu lưỡi đến tận tấm lòng. Tất bật chạy tìm, lặn lội đến từng của hàng tạp hóa trong bảo tuyết, trong cơn gió dao cắt của cực bắc thổi về, vơ vét hết nhửng gì cần thiết, chén nếp, hạt đậu xanh, nấu cho xong mâm cổ Tết bày trên bàn, rồi thẩn thờ nhìn khói hương bay lạnh lẽo. May cho con manh áo mới, mặc bên trong chiếc áo len lù xù, lang thang tha chúng đi tìm hội Tết, tìm chút hơi ấm dăm ba người đồng hương, chia nhau khoanh bánh tét, miếng thịt kho bằng nước dừa trong lon nhôm cho đở nhớ quê nhà.
Ôi! Những ngày tha hương, tiếng mẹ như khúc nhạc reo vui, đang đi trên đường phố, bất chợt nghe thanh âm ngọt ngào là quay phắt lại, trông thấy màu tóc huyền là bất kể chạy theo, nhìn nhau cho kỷ để người chưa quen, thành người quen. Nghe tin có người Việt Nam mới đến định cư là nôn nóng gọi tìm, “ anh quê Châu đốc ? Kiên giang ? Không sao , chúng ta gần nhau, tôi , quê Long Xuyên đó .”
Long Xuyên, ngọt như lóng mía cù lao, thơm như lúa mới dạt dào, hai mươi năm, lần đầu trở lại, đi như mộng du, từng con đường nhỏ, từng góc phố quen, kỷ niệm trùng trùng. Cổng trường trung học Phụng sự [ nay là trường trung học Angiang ] đối diện với Ty thanh niên, khoảng sân tráng xi măng ngày nào tôi lần đầu đến sinh hoạt với toán Du ca Đường Việt, phòng tập Nhu đạo bên cạnh và trụ sở Hướng dạo An Giang. Dãy phòng học ba tầng vẩn đứng im lìm soi nắng trong, bốn bức tường vôi trắng từ lâu không hề sơn phết lại. Khung cửa sổ cao, với tấm sáo bằng gỗ chắn lại cũng hư hao, mục gẫy theo thời gian.Nhìn lại phía vườn bông, trụ đèn bốn ngọn ngạo nghễ ngày nào, giờ đứng khiêm nhượng bên cạnh những căn phố củ kỷ đối diện cơ sở cũ của Viện Đại học Hòa Hảo. Thư viện An Giang, với kiến trúc mới hình tròn như khúc bánh gỗ mùa Giáng Sinh, tôi đứng đây ngơ ngác kiếm tìm, hai mươi năm, tôi như người đi lạc trong chính trái tim mình .
Từ bến bắc Vàm cống, những ngày nắng trong, giữa dòng sông đẫm màu phù sa, nhìn về phía thành phố, đôi bàn tay chắp của gác chuông nhà thờ chánh tòa Long Xuyên in đậm trên nền trời xanh thẳm. Đi dưới chân tượng Chúa, tôi ngơ ngác nhìn qua bên đường, những gian hàng san sát mọc lên như rừng nấm, khu trại binh thuộc sư đòan thiết giáp, nơi cư trú của cô bạn nhỏ học chung lớp cuối cùng trước ngày về đại học. Tôi không nghĩ ra Long Xuyên có thể thay đổi, trong trí nhớ những hình ảnh nối tiếp nhau trùng trùng, từ cầu Cái Sơn lên đến cầu Quay Nguyễn Trung Trực, đường Trần Hưng Đạo nối dài, thuở xưa đi như vạn dặm, giờ chưa kịp thở hương nhớ thương đã thấy qua hết một khoảng đường, mấy chị em tôi dắt díu nhau trở về như Từ Thức, lang thang , đi tìm kiếm người thân.
Phu quân tôi, người cùng tôi sống triền miên với những kỷ niệm trong ký ức muôn màu, người uống từng giọt men cay nồng tiếc thương thời xanh tóc, người lê thê lết thếch theo tôi, mỗi lần gặp người quen, tự giới thiệu “ Tôi là Rễ Long Xuyên” quanh quẩn chỉ có mấy người thân, chút dây mơ rễ má, gặp nhau nhắc lại chuyện quê nhà, trong lòng nỗi ước mơ thôi thúc, năm trước đây anh đề nghị “ hay là mình về Long Xuyên một hôm đi ”.Nhân chuyến về thăm gia đình, thật ngắn ngũi, chúng tôi cố dành lại một ngày, để đưa nhau về thăm đất hứa.
Ngồi trên chiếc ghế đẩu ở bến xe đò, loại xe tốc hành nhỏ, chờ đến giờ rời bến, ôm cái xách tay trong chứa bộ quần áo thay đổi, vành nón che nửa mặt, phu quân tôi mua mấy quyển sách xem bói tướng của em bé đi bán dạo, tôi chỉ cười thầm, không cần phải đoán tương lai, hai chúng ta có chung số tha hương, bởi đi nửa vòng trái đất mới tìm được nhau, duyên hay nợ cũng đã phần tư thế kỷ rồi, vắn hay dài cũng đã tuổi tri thiên mệnh …Bất chợt Anh khều chân “ nhìn kỷ anh chàng áo trắng kia, có phải Phú Hải không ? ” “Không chắc đâu, hắn làm gì lang thang nơi nầy ?” “ Để anh hỏi thử, không đúng người thì thôi, chẳng mất mát gì, nhưng sẽ không bận tâm nữa ” Tính anh vẩn vậy, thẳng thắn, không thích vương mắc bâng quơ.
- Xin lổi, Anh có phải là em của Nguyễn Phú Hải, Hải Mohamet không ?
- Tôi tên Hải, Hải Mohamet, ủa trông anh quen quá!
- Nhìn lại người nầy, xem anh có nhận ra không ?
- Chị Xuân Đào, anh Thành sao lại lang thang ở đây ? Về bao giờ ?
- Bất ngờ quá, chị về hơn tuần nay, giờ trên đường về Long Xuyên đây.
- Chị về đó làm gì ?
- Đưa anh Thành đi thăm chốn cũ thôi, nhân tiện tìm một ít bạn bè còn lại. Lần trước về thoáng ngang qua, có lang thang đi tìm nhưng chẳng gặp một ai. Lần nầy về hy vọng tìm được Lâm Viên thì sẽ phăng ra manh mối.
- Lâm Viên hả? Tưởng gì khó khăn, chị chờ một chút.
Hải xin lổi rồi vào trong văn phòng, ngồi xuống bấm số điện thoại, nói chuyện với người bên kia đường dây, nhìn qua khung cửa kính, gọi tôi
- Hải gọi được Lâm Viên trên điện thoại, chị vào nói chuyện với nó nhé.
- Cảm ơn, Hải nghĩ nhanh quá.
Từ giã Phú Hải, chuyến xe tốc hành mang chúng tôi về Long Xuyên, qua những thành phố nhỏ dọc theo quốc lộ 4 về miền tây, qua cầu Mỹ Thuận, chiếc cầu vĩ đại là đề tài của những cuộc chuyện trò mở đầu thế kỷ, một bước tiến kỷ thuật mà người dân quê mộc mạc hiếu kỳ dẩn nhau đến chiêm ngưỡng hàng ngày. Ngang bến bắc Vàm cống, con sông Hậu giang phù sa màu mỡ, xôn xao nhìn về chân trời, chỉ cho phu quân nhìn đôi bàn tay chắp in trên nền trời xanh, chín cây số từ Cầu bắc về thị xã Long xuyên, qua cầu Cái Dung, Cái Sao, Rạch Gòi, Tầm bót, Cái Sơn. Rời bến xe đò, chúng tôi lang thang về đường liên tỉnh 9, nhìn những khách sạn đứng san sát bên vệ đường, căn nhà của thầy Lâm Đức Minh với sân trước đầy hoa, với lá dừa khiêu vũ đêm trăng sáng , cổng rào im lìm lặng lẽ, đối diện nhà của trắc địa sư Nguyễn Ngọc Tố khuất sau chòm cây . Tôi rẽ vào con hẻm nhỏ, đôi chân như chấp cánh bay dưới nắng chiều, nhớ hầm lục bình đầy hoa, hàng dừa nghiêng bóng xỏa lá xanh, hàng cau thanh thoát tỏa hương thơm quất quít, tôi đi trong mộng du, trong hư ảo, con dường đất như trải thảm hoa, như giăng đầy sao sáng. Một bước, theo một bước, phu quân tôi im lặng đi theo sau, anh tôn trọng phút giây bàng hoàng, anh chờ cho cơn say ngất ngây lắng xuống, ngõ hàng cau, con đường kỷ niệm, tôi bơi ngược thời gian, bước đi, dừng lại, nhìn gương mặt ngơ ngác, anh hỏi nhỏ
- Có muốn anh hỏi thăm cho em không ?
Tôi nhìn anh, nhà của em mà, sao lại hỏi thăm? Con đường em đi qua hàng ngày, cái ngõ em rẽ vào nhắm mắt cũng tới mà. Tôi tiếp tục bước đi rồi dừng lại, nhìn những mái ngói mới bên cạnh mái tôn đã trải qua một thời xuân sắc. Khu mộ đá nằm khuất sau cỏ rậm, đã lâu không người chăm sóc, mưa nắng rong rêu, cỏ dại tha hồ, bìm bìm hắc sửu bò ngang dọc, tôi đứng ngẩn người, sao lại lạc sang ngõ hẽm trên, phía nhà Khánh Hồng? Trở lại đầu đường, đi về phía hẽm dưới , nhớ lại khi xưa chỉ có một dãy bốn căn nhà gạch, kế đến là nhà thầy Hộ nàêm giữa ao lục bình, ngang cửa là nhà bác Tư Kỉnh, kế bên là Ngọc Phượng, bây giờ, hai dãy nhà sát nhau, hàng cau lá xanh mượt mà đã biến mất, hàng rào ra đến tận lối đi, không còn khoảng sân với hàng băng đá chiều chiều ngồi chuyện trò, tôi dừng lại, hỏi thăm nhà cô giáo Kim Cương.
- Ở xóm nầy có nhiều cô giáo lắm, xóm bên kia cũng có mấy cô giáo nửa.Hay là cô đến hỏi Dì hai nhà kia, Dì ở đây lâu rồi chắc biết rành hơn tôi .
- Cám ơn bác.
Tôi đứng sững sờ, nhìn căn nhà gạch mới xây, hai tầng lầu, đứng ngạo nghể trong nắng trưa, gốc bồ đề không còn nữa, hàng rào gạch xây ra tận mặt đường cổng khóa kín. Đâu rồi khoảng sân nhỏ trồng hoa bốn mùa, mái hiên nhà chiếc võng con giăng dưới bóng cây bồ đề rậm mát, căn nhà trước đây dập dìu tiếng nói cười, hàng ngày vang tiếng nhạc, lời ca, tên Giao Duyên trang bạn bè thân yêu vẩn thường gọi, những đêm thúc trắng chờ ngày thi, những mùa báo tường, báo xuân rộn rịp vào ra, căn nhà sáng ngời trongtrí nhớ, từng manh ván vụn, từng mắc gỗ bóng loáng dấu chân quen, lần trước về thăm còn ngồi lại chiếc võng đong đưa trước hiên, trong ký ức bồi hồi còn âm vang những lần bình thơ suốt sáng, đối đáp bàn luận thâu đêm…Tôi thất thiểu đi ra, lòng ngổn ngang trăm mối, mình lạc mất lối về, tìm được thì không ai còn biết mình từ đâu đến, xưa dọc Lưu Nguyễn về trần, vô tư, không bao giờ hình dung được ngày nầy.
- Lâm Viên, chị về Long xuyên lần nầy cố ý đi tìm chút kỷ niệm thời cắp sách, thăm bạn bè còn ở lại, và ghé ngang căn nhà cũ, nhưng đã không còn tìm thấy mái tôn cùng dấu vết căn nhà khi xưa.
- Long Xuyên thay đổi nhiều, ngày mai chị đi một vòng, sẽ thấy, Chị dự trù đưa anh Thành đi thăm những đâu ?
- Chưa đi đến đâu cả, lúc bước xuống bến xe đò, đi ngang đường Liên tỉnh, tạt vào tìm nhà cũ, ngơ ngác, sợ trể giờ hẹn với Lâm Viên nên trở về khách sạn chờ, định đi thăm trường Chưởng Binh Lễ và Thoại Ngọc Hầu cũng như trường Sư Phạm, công trường Trưng Vương, công viên Nguyễn Du…
Buổi cơm chiều, chuyện trò không dứt, băng qua đường Tự do, ngang khu nhà mới kiến thiết sau trận hỏa hoạn năm xưa , những ngôi nhà gạch đỏ mái tôn ngày nào một lần nửa thay bằng những căn phố hai tầng khang trang, đường phố rộng rãi hơn xưa, buổi chiều nắng đã tắt, ánh sáng của những ngọn đèn đường vàng vọt soi mấy chiếc bóng khẳng khiu. Nhớ hàng cây cồng tàng lá như chiếc lọng che những ngày sinh hoạt trong sân trường Mỹ Phước , con đường như nhỏ lại dưới buớc chân thênh thang. Nhớ buổi sáng tịnh tâm của trại huấn luyện trưởng, nhớ vòng sinh hoạt bên lửa trại hoạch định kế hoạch cho tương lai…
Trở lại con đường liên tỉnh, vào chính con hẻm ban trưa đi lạc qua, tôi ngẩn ngừơi nhìn lại căn nhà nhỏ gọn gàng, ngăn nắp, tủ sách đứng trong góc, gáy sách xếp thật thẳng hàng, bao nhiêu năm qua, thói quen yêu quí sách vở vẩn không thay đổi. Viên mời ngồi rồi đi thẳng lên gác , lúc trở xuống tay cầm mấy tuyển tập vàng úa, thoáng nhìn đã biết làm từ những năm còn mài ghế trường ChưởngBinh Lễ thân yêu. Nhìn nhau trân trọng, ba mươi năm qua, vẩn gìn giữ chắt chiu nhửng tờ giấy úa vàng ghi lại biết bao nhiêu tình, chứa đựng bao nhiêu hình ảnh, những tờ giấy mực in đã nhạt màu, những trang giấy như khơi lại, như cuộn phim trình chiếu liên tục, ký ức cuồn cuộn chảy về, miệt mài như sông Hậu mùa nước đổ, như phù sa lớp lớp.
- Viên còn giử đủ tất cả các tuyển tập mình thực hiện khi xưa, chị chắc chưa quên?
- Quên ? Chị chưa đến nổi lú lẫn, chị vẩn còn giữ tập giấy học trò Viên vẽ tặng lúc chị vào đại học. Những sách vỡ cũng như bản thảo khác đã được thiêu đốt cẩn thận hồi chiến dịch văn hóa .
- Viên hòan lại cố chủ một ít bản thảo còn giữ được, Viên chỉ giữ lại tuyển tập thôi, nhờ chị gởi trả lại luôn bản thảo của Kim Thoa .
- Chị thật không ngờ còn có ngày thấy lại thủ bút ngày xưa, Viên làm chị cảm động quá, ba mươi năm rồi.
- Chị còn nhớ thầy quản thủ thư viện không?
- Thầy Tình, nhớ chứ, thầy bây giờ ra sao ?
- Thầy đã mất rồi ?
- Thật sao , Thầy mất năm nào ?
- Đã mấy năm rồi. Thầy gặp tai nạn xe Honda, những năm sau nầy tôi vẩn thường đến thăm, có lúc thầy trò chỉ nhìn nhau ứa lệ
- Chị không ngờ thầy lại mất sớm. Thầy Bạch có còn ở đường Trương Vĩnh Ký không?
- Chị có muốn đến thăm Thầy không? Thầy vẩn còn ở căn nhà đó
- Giờ nầy có muộn lắm không ?
- Mình đi bây giờ, hãy còn sớm, phần dưới nhà Thầy cho mướn làm trường dạy Tin Học, giờ nầy lớp học chưa mãn đâu .
Vẩn nụ cười hiền hòa, vẩn gầy gò như xưa, Thầy mang kính mắt vào nhìn cho kỷ cô học trò nhỏ, gần ba mươi năm, giọng nói bùi ngùi thầy căn dặn : “ lần sau có về, không vào khách sạn, đến đây với thầy cô, nhà chẳng còn ai, hai mái đầu bạc, con về cho có tiếng nói cười.” Lần sau chẳng bao giờ có nữa, vào đầu mùa hè tháng năm, thư Lâm Viên báo tin buồn, Thầy Bạch đã về cõi bình an.
Mấy buớc chân, băng qua con đường, vào nhà Thầy Hưng, đứng trước mặt, đôi mắt như trêu đùa, con bé học trò ngày vào lớp đệ nhất dám ngồi tranh luận cùng Thầy hàng giờ, từ đông sang tây, Lão Trang đến Karl Marx, và nhất là Jean- Paul Sartre, con bé ba mươi năm sau vẩn như xưa, thầy trò chưa kịp chào nhau là đã lôi ra bao nhiêu là lý luận, ngữ bất tận ngôn, ngôn bất tận ý…cải nhau là phi lý… hai thầy trò cười ngất lúc chia tay nhau, không hẹn vì hẹn nhau sẽ nợ nần, còn duyên tất hữu.
Buổi sáng, đứa em mang cô bạn nhí nhảnh ngày xưa đến khách sạn tìm, chưa thấy mặt đã nghe tiếng cười dòn dã. Lâm Viên cũng mang đến bất ngờ, Thầy Đặng Trung Thành, tiếng nói vẩn như xưa, dấu thời gian hiễn hiện, nhắc lại kỷ niệm ngày nào, ngày hội Aùi Hữu cựu học sinh Thoại Ngọc Hầu tổ chức giải văn chương tỉnh An Giang, do Dân biểu bác sĩ Mã Sái yểm trợ tài chính, bài viết “Nét đẹp dòng sông Hậu” của con bé làm mấy thầy tranh cải nhau quyết liệt, thầy nào bênh trò nấy, Thầy Bưởi bảo bài của Đỗ Phước Hậu viết đầy công phu khảo cứu, thầy Hưng không đồng ý, bài của học trò tôi viết óng ả mượt mà, cuộc thi chỉ có mấy tiếng đồng hồ mà sáng tác như vậy thì nhất định phải chấm đầu giải văn chương. Thầy Thành cẩn trọng mang ra quyển sách in lại các bài trúng giải,1972, trong đó còn đầy đủ hình ảnh, giữ gìn đã ba mươi năm, nhìn nhau nụ cười qua nước mắt…
Công trường Trưng Vương, bông lúa đồng đen không biết đã tản mạn nơi nào, dừng lại bên cạnh gian hàng đá quí, nhìn Châu qua khung kính, anh chạy ra mừng rở chuyện trò, “ về bao giờ ? ở được bao lâu ? Kim Thoa đi uống cà phê sáng với anh nhé ?”
- Anh Châu, Xuân Đào đây, anh lại tưởng là Kim Thoa nữa phải không ?
- Xin lỗi, anh thật không ngờ, xa nhau lâu quá, anh không thể phân biệt, hai đứa thật giống nhau, anh già rồi lú lẩn mất.
Cầu [ thủ môn đội bóng đá Thoại Ngọc hầu ] vừa ngừng xe, anh Châu nháy mắt, tay bắt mặt mừng, chuyện trò, đến khi gọi tên mới biết là nhầm, anh Châu cười ngất “nầy, không phải chỉ mình anh lầm đâu…”
Uống ly cà phê thứ ba trong buổi sáng với Tài, dưới chân cầu Duy Tân, ngồi trên chiếc ghế đan dây nhựa, nhắc lại chuyện ngày xưa, điểm mặt bạn bè, bao nhiêu người còn lại, bao nhiêu kẻ rời xa, người Nam địa cầu, kẻ tận cùng băng giá…Hẹn nhau năm năm nữa sẽ cố gắng gọi tìm bạn bè các nơi trở về họp mặt, trường Thoại Ngọc Hầu đang được trùng tu {?} sẽ được phục hồi tên như cũ.
Ba mươi năm, làm sao đủ bút mực ghi lại nhửng kỷ niệm trùng trùng ? Long Xuyên yêu dấu, dù có thay đổi, lớn lên như mỗi chúng ta, đã qua đi bao nhiêu thế hệ, trong trái tim ta vẩn là hình ảnh không phai mờ .
Vũ Thị Thiên Thư
- Từ khóa :
- Bút Ký
Gửi ý kiến của bạn