- Ê ông kia theo tụi mình kìa Thủy.
Vừa dựng chiếc xe PC Song vừa ra dấu cho Thủy thấy một anh chàng vừa quẹo xe vào cổng chùa.
- Sao mày biết?
Song trả lời:
- Theo từ đường Hồng Thập Tự tới giờ đó bà, ngồi đàng sau chả hay gì hết.
Thủy mỉm cười:
- Để Thủy phá nghen.
Hai đứa kéo nhau sang nhà khách, anh chàng “đi theo” cũng tò tò sang nhà khách. Tướng tá kha khá có hơi lầm lì một chút, môi mim mím ra vẻ nghiêm trang.
Thủy lên tiếng:
- Anh anh, anh gì đó ơi anh có tiền lẻ không?
Anh chàng hơi sững người:
- Cô gọi tôi?
- Dạ, tụi này định mua nhang mà quên ví ở nhà rồi.
Anh chàng lúng túng:
- Tiền lẻ tôi không có nhưng có tiền chẵn.
- Tiền chẵn cũng được, nhà chùa có tiền thối mà.
Anh đưa tờ giấy năm trăm đồng có hình con cọp, Thủy nhận ngay cẩn thận dặn dò :
- Anh đứng đây đợi nha, chút Thủy đem tiền ra thối lại há.
Anh hiền lành :
- Ừ!
Năm Trăm đồng mua được qúa chừng chừng nhang, hai đứa ôm hai ôm nhang ra, nhìn anh chàng liến láu:
- Anh biết sao không Thủy tính rồi, sư cô cần có tiền mua hoa cúng Phật nên Thủy cúng dường hết tiền luôn rồi, anh cho Thủy địa chỉ mai Thủy đến trả – Mà sao anh theo tụi Thủy làm chi vậy? Đi theo làm quen thì khỏi cần làm quen, đi theo tán tỉnh thì không được vì Thủy và Song có người yêu rồi, còn đi theo để ăn cắp thì hai đứa không có tiền.
Song tiếp lời :
- Tui thấy ông theo tụi tui từ lâu lắm rồi à nha, từ Hồng Thập Tự đến tận đây đâu phải sự trùng hợp ngẫu nhiên chứ, chùa này đâu phải ai cũng biết. Tui báo cho ông biết nghen, con Thủy đi đâu cũng có tui, chuyện đến nhà ông trả tiền còn lâu tui mới đi, cho người lạ mượn tiền bị mất ráng chịu.
Anh chàng nhỏ nhẹ :
- Hai cô có lòng bác ái như vậy rất tốt, chuyện mất tiền tôi không sợ mất đâu, lì xì cho hai cô đó.
Thủy cong cớn:
- Thủy không thèm lì xì Thủy lớn rồi, còn ba ngày nữa mới Tết Thủy không thèm lì xì, mà ông tên gì vậy?
- Tên Thủy.
- Ông ăn gian, ăn gian, Thủy là tên của Thủy mà.
Song kéo tay Thủy:
- Cho chừa cái tật xưng tên không bỏ, vô lạy Phật đã.
Song kéo Thủy vào chánh điện. Những ngày trước tết chùa không đầy người, chỉ có những người đến mua nhang, làm công quả hay thăm viếng người thân. Năm nào Thủy và Song cũng đến mua nhang thơm về cho mẹ. Chùa cũ xưa lắm, tọa lạc trên đường Lạc Long Quân. Những cột gỗ mun, những mảnh sành vỡ từ bát chén kiểu được cẩn chung quanh trên tường, trên mái vòm để trang trí, ngoài sân chùa một nghĩa trang cổ đến hơn trăm năm trước, kết bằng đá tổ ong, Thủy thích ngắm nghía tấm bia cao khắc tên người đã khuất, mòn dần theo năm tháng, để mường tượng đến tình yêu đôi lứa, dù Thủy chưa yêu ai Thủy thường tự hỏi tình yêu có bị phai tàn theo tháng ngày chăng? Những cội mai ngày Tết nở bung vàng ối rực rỡ hai bên lối vào chùa, làm Thủy có cảm giác mình là công chúa bước chân đi trên cánh mai tươi. Thủy mơ mộng, ngày làm cô dâu sẽ được bước chân trên lối đi như thế, rồi cùng chú rể qùi dưới chân Tượng Phật đúc bằng đồng đen bóng loáng ngay chánh điện, xin Ngài chúc phúc. Chỉ cần nhìn khuôn mặt Ngài thôi lòng đã đủ thanh thản an bình. Hương trầm ngan ngát nâng tâm hồn Thủy vút cao. Bỗng ánh mắt anh “đi theo” hiện ra trong trí, làm Thủy giật mình nhớ ra chuyện nghịch ngợm của mình, kéo tay áo của Song ra hiệu lạy tất để đi ra.
Ngoài hành langThủy có ý tìm, nhưng không còn thấy anh đâu nữa. Than thở cho Song nghe, Song mắng:
- Mày đòi phá, tao cho phá, bây giờ than là sao?
- Thủy nghĩ mình sai rồi, đâu phải người ta theo mình đâu? Nếu theo sao không đợi chứ?
- Người ta không đợi là cho mình tiền rồi, thắc mắc làm gì?
- Không được mang nợ người lạ, kiếp sau phải trả đắt lắm. Mẹ Thủy nói đó.
- Xời ơi, nợ có năm trăm làm như là nợ tình Trương Chi Mị Nương không bằng, sợ thì đưa năm trăm đây, tao xí cái nợ ấy cho.
Thủy cúi đầu buồn buồn bước theo Song xuống nhà ăn, bỗng Thủy giật mình thấy anh đứng trước mặt mỉm cười. Thủy òa nói:
- Ơ! Thủy tưởng ông đi mất tiêu rồi chứ. Ông trốn đâu vậy?
Anh nhìn vào mắt Thủy :
- Tôi không trốn, chỉ đứng sau gốc mai!
Thủy lấy lại tính lí lắc:
- Ủa mà ông đứng đó làm gì? Sợ Thủy đi mất hả, sợ mất tiền hả?
Anh chậm rãi trả lời:
- Không, tôi nghĩ đã đưa đến phải theo về nữa, phải không hai cô?
Song chen vào:
- Thôi đi ông, xạo vừa chứ. Ông theo tụi tui về, bồ tôi thấy anh ấy gây à!
Anh tủm tỉm cười:
- Không sao. Tôi sẽ đính chính là tôi theo cô Thủy chứ không theo cái ‘cô gì đó’.
- Thủy cũng có người yêu rồi. Ông theo làm gì?
Anh trả đũa nhẹ nhàng:
- Thì tôi theo xem anh chàng đó có … dễ thương bằng tôi không!
Song vừa buồn cười vừa tức, chưa kịp trả lời anh thì Thủy đã kéo tay Song:
- Đừng cãi nhau với ‘người ta’ nữa – Thủy trả tiền anh nè, hồi nãy tụi Thủy phá anh chút cho vui. Anh đừng giận nhé. Chào anh tụi Thủy về.
Anh lắc đầu, không chịu:
- Đã lì xì rồi, ai mà lấy lại.
- Đã nói là chưa tới tết mà. Thủy không dám nợ anh đâu.
- Vậy thì thế này nhé. Thủy và ‘cô gì ấy’ đi ăn kem brodard với tôi. Mình tiêu hết cái giấy năm trăm đó là coi như Thủy không nợ gì tôi và tôi không phải nhận lại tiền. Chịu không?
Thủy nhoẻn miệng cười:
- Cái ‘cô gì ấy’ tên là Song, anh coi nó đang cau có kìa. Thủy đi không được đâu.
- Thế các cô không muốn biết tại sao tôi theo các cô à?
Song bĩu môi:
- Theo người ta để làm quen chứ còn lý do gì nữa.
- Nhỡ tôi theo các cô vì nghi các cô là ‘biệt động thành’ thì sao?
Thủy hốt hoảng:
- Cái gì? Anh nghi tụi này là Việt-Cộng hả? Bộ anh là cảnh sát chìm sao?
Anh làm mặt nghiêm:
- Cái này thì không nói được ở đây. Tới Brodard rồi tôi sẽ cho các cô biết. Nếu không …
Anh bỏ lửng câu nói làm Thủy hoang mang:
- Anh nói thiệt chớ. Đừng có hù tụi Thủy.
- Nếu không có gì thì tại sao lại sợ không dám theo tôi. Này nhé, trời xanh mây trắng, nắng vàng tươi, phố xá đông người, các cô lại có tới hai người, bộ sợ một mình tôi sao?
Song tức bực:
- Sức mấy mà sợ. Được rồi tụi này tới Brodard với anh xem anh xạo tới bực nào. Thủy cất tiền đi. Để ăn kem cho sướng, coi người còn ra ‘chiêu’ nào nữa không.
**
Khi cả ba người đã gọi xong món kem ưa thích, anh vẫn lầm lì không chịu nói gì thêm. Song nóng ruột:
- Rồi bây giờ anh nói cho tụi tôi biết là tại sao anh theo tụi tui đi.
Bất ngờ anh như có nét buồn:
- Mới nhìn tôi tưởng Thủy là người yêu xưa của tôi. Tôi biết là không phải nhưng không biết sao cứ lẽo đẽo theo đến tận chùa!
Thủy cười vang:
- Xời. vậy mà anh làm Thủy lo hết sức, tưởng anh là mật vụ hay cảnh sát chìm. Anh không nghĩ ra được cách nào hay hơn là ‘giống người yêu xưa’ để làm quen hay sao?
Và Thủy cười khúc khích:
- Quê ơi là quê!
Mặt anh vẫn nghiêm như quan toà. Anh rút từ trong ví ra một tấm hình đưa cho Thủy coi:
- Thủy thấy chưa. Tôi không nói láo đâu.
Cả Song và Thủy châu đầu nhìn. Cố gái trong tấm hình quả có hơi phảng phất giống Thủy. Thủy rụt rè:
- Người yêu anh đây hả.
Anh nhếch miệng cười:
- Người yêu cũ thôi. Tôi và Ánh đã chia tay khi Ánh lấy chồng đại úy, tôi lên Đà Lạt vào Võ Bị. Thành thật xin lỗi hai cô, nhất là cô Thủy. Tôi không cố ý trêu chọc các cô.
Nhìn nét mặt thoáng buồn của anh Thủy cảm thấy mềm lòng:
- Anh thật là! Anh có biết Thủy ghét cảnh sát lắm không?
- Xin lỗi Thủy lần nữa.
Nét buồn thoảng qua đã biến mất. Anh cười thật tươi, tiếp lời:
- Tên tôi là Chung nhưng cứ gọi tôi là Thủy suốt đời cũng được.
Thủy lườm anh:
- Thủy không cho anh đổi tên với Thủy đâu đừng hòng!
Người bồi bàn mang những ly kem đặt trước mặt mọi người. Anh đưa tay mời Thủy và Song:
- Mời các cô. Có lẽ là duyên nợ. Tôi với Ánh có duyên nhưng không có nợ. Cũng như tôi và hai cô, hôm nay gặp gỡ có chút duyên nhưng rồi biết ra sao ngày sau. Mai mốt đi chơi với người yêu các cô đâu còn nhớ đến tôi là ai.
Song cũng thấy mềm lòng:
- Lúc nẫy Thủy nó phá anh đấy. Xấu như tụi này làm gì có bồ. Chỉ có người đi theo thấy vỡ mộng bỏ chạy thôi. Mà này, tên người ta là Song, biết rồi đừng có ‘cái cô gì đó’ nữa nhé.
Anh gật đầu:
- Cám ơn Song.
- Anh là sỹ quan thật hả? Sao trông anh trắng bóc vậy?
Thủy khúc khích cười:
- Lính nhà kính hở anh!
Anh lắc đầu:
- Tôi bị thương mới ra khỏi bệnh viện ít lâu. Hiện còn đang nghỉ phép dưỡng bệnh.
- Ồ, Thủy xin lỗi anh.
- Không có gì. Vết thương nhẹ thôi. Tôi sắp về đơn vị rồi. Sẽ lại hành quân liên miên.
- Anh đóng quân ở đâu.
- Xa lắm!
- Anh thường hay về thành phố không? Mà anh theo binh chủng nào?
- Tôi có nói Thủy cũng đâu biết binh chủng nào vào với binh chủng nào phải không? Thủy biết câu: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” không ?
Thủy hốt hoảng:
- Anh đừng nói gở! Anh phải về để còn cho Thủy muợn tiền nữa chứ.
Song chen vào:
- Ở trường tụi này có chương trình viết thơ cho lính, nhưng tụi này không tham gia. Cải lương sao á.
- Song và Thủy học trường nào?
- Sương Nguyệt Anh.
- Ngày xưa tôi học Chu Văn An, sau đó là Đại học Khoa Học.
Thủy trêu anh:
- A! anh Chết Vì Ăn.
Anh bật cười:
- Tiếc là các cô không học ‘Trứng Vịt’. Tôi không biết Sương Nguyệt Anh được ‘âu yếm’ gọi như thế nào!
Thủy trả lời:
- Sống Nhờ Ăn anh ạ?
Anh nhìn Thủy cười :
- Vậy là tôi và Thủy có duyên rồi, người chết vì người sống nhờ, đúng không nào!
Thủy lẩn tránh, đưa trả lại anh tấm hình:
- Anh cất kỹ. Để mà nhớ thương đời đời.
Anh lắc đầu:
- Đã phôi pha. Có gặp nhau cũng ‘lạ nét môi cười’. Thủy ăn kem đi rồi tôi sẽ đưa Thủy về.
Thủy luống cuống:
- Không cần đâu anh Chung ạ.
Anh nhìn Thủy đăm đăm:
- Thủy đã biết vì sao tôi theo Thủy rồi. Thôi thì …
Anh không nói tiếp, đứng lên tiến về phía cô thâu ngân. Song híc tay Thủy thì thào:
- Anh ấy ra trả tiền kem kìa. Mày trả lại cho anh ấy đi.
Thủy chưa kịp đứng lên thì Chung đã trở về bàn. Thủy đưa tờ giấy năm trăm cho anh:
- Thủy gởi tiền lại cho anh nè.
Anh thản nhiên cầm tờ giấy bạc, rút bút viết mấy hàng và đưa trả lại cho Thủy :
- Giấy bạc này không dùng được nữa. Coi như là Thủy đã trả nợ tôi.
Thủy nhìn tờ giấy bạc. Hai hàng chữ sắc xảo đập vào mắt Thủy “Tr/Úy Trần Khắc Chung – KBC 4123. Cám ơn Thủy đã cho tôi một ngày đẹp”.
Thủy nhìn anh:
- Thủy phải cám ơn anh mới đúng. Thủy sẽ không bao giờ quên hôm nay. Nếu anh không bận, chiều ba mươi Tết mời anh ghé nhà ăn cơm tất niên để Thủy trổ tài nấu nướng được không anh?
Anh nhìn Thủy như có chút ngạc nhiên:
- Không sợ bố mẹ mắng hay sao?
- Không. Thủy sẽ kể cho Me nghe, vả lại ba của Thủy cũng vừa về phép từ An Lộc, có thêm anh ông cụ có người nói chuyện, thêm vui. Anh đến nhé. Có cả Song nữa.
Anh gật đầu, đưa cây viết cho Thủy và xòe bàn tay trái:
- Thủy viết địa chỉ vào đây. Tôi … hết tiền làm giấy nháp rồi.
Thủy bật cười:
- Đau không được la nhé!
Song đùa:
- Khỏi rửa tay muôn đời ha anh?
Anh trả lời ngay:
- Tôi hứa sẽ rửa tay sạch truớc khi ghé nhà thăm hai bác và Thủy – À tôi nghĩ Sương Nguyệt Anh nên được gọi là “Sống Nhớ Anh” hay hơn Thủy ạ.
Thủy đỏ mặt nguợng ngùng – không biết có nên cầm tay anh để viết địa chỉ vào hay không nữa.
Có một điều Song và anh đã không biết, Thủy khấn Phật bao lần, nếu là duyên số xin Ngài cho Thủy gặp “người ấy” dưới điện thờ của ngài. Ngài đã nhận lời khẩn cầu của Thủy hay chăng mà tên của anh ghép vào với tên của Thủy sẽ là mãi mãi thiên thu.
Nắng Xuân vàng rực rỡ làm Thủy ửng hồng đôi má hay chính nụ tình vừa chớm nở đóa mai hoa.
Ấu Tím – Ngụy Xưa
Vừa dựng chiếc xe PC Song vừa ra dấu cho Thủy thấy một anh chàng vừa quẹo xe vào cổng chùa.
- Sao mày biết?
Song trả lời:
- Theo từ đường Hồng Thập Tự tới giờ đó bà, ngồi đàng sau chả hay gì hết.
Thủy mỉm cười:
- Để Thủy phá nghen.
Hai đứa kéo nhau sang nhà khách, anh chàng “đi theo” cũng tò tò sang nhà khách. Tướng tá kha khá có hơi lầm lì một chút, môi mim mím ra vẻ nghiêm trang.
Thủy lên tiếng:
- Anh anh, anh gì đó ơi anh có tiền lẻ không?
Anh chàng hơi sững người:
- Cô gọi tôi?
- Dạ, tụi này định mua nhang mà quên ví ở nhà rồi.
Anh chàng lúng túng:
- Tiền lẻ tôi không có nhưng có tiền chẵn.
- Tiền chẵn cũng được, nhà chùa có tiền thối mà.
Anh đưa tờ giấy năm trăm đồng có hình con cọp, Thủy nhận ngay cẩn thận dặn dò :
- Anh đứng đây đợi nha, chút Thủy đem tiền ra thối lại há.
Anh hiền lành :
- Ừ!
Năm Trăm đồng mua được qúa chừng chừng nhang, hai đứa ôm hai ôm nhang ra, nhìn anh chàng liến láu:
- Anh biết sao không Thủy tính rồi, sư cô cần có tiền mua hoa cúng Phật nên Thủy cúng dường hết tiền luôn rồi, anh cho Thủy địa chỉ mai Thủy đến trả – Mà sao anh theo tụi Thủy làm chi vậy? Đi theo làm quen thì khỏi cần làm quen, đi theo tán tỉnh thì không được vì Thủy và Song có người yêu rồi, còn đi theo để ăn cắp thì hai đứa không có tiền.
Song tiếp lời :
- Tui thấy ông theo tụi tui từ lâu lắm rồi à nha, từ Hồng Thập Tự đến tận đây đâu phải sự trùng hợp ngẫu nhiên chứ, chùa này đâu phải ai cũng biết. Tui báo cho ông biết nghen, con Thủy đi đâu cũng có tui, chuyện đến nhà ông trả tiền còn lâu tui mới đi, cho người lạ mượn tiền bị mất ráng chịu.
Anh chàng nhỏ nhẹ :
- Hai cô có lòng bác ái như vậy rất tốt, chuyện mất tiền tôi không sợ mất đâu, lì xì cho hai cô đó.
Thủy cong cớn:
- Thủy không thèm lì xì Thủy lớn rồi, còn ba ngày nữa mới Tết Thủy không thèm lì xì, mà ông tên gì vậy?
- Tên Thủy.
- Ông ăn gian, ăn gian, Thủy là tên của Thủy mà.
Song kéo tay Thủy:
- Cho chừa cái tật xưng tên không bỏ, vô lạy Phật đã.
Song kéo Thủy vào chánh điện. Những ngày trước tết chùa không đầy người, chỉ có những người đến mua nhang, làm công quả hay thăm viếng người thân. Năm nào Thủy và Song cũng đến mua nhang thơm về cho mẹ. Chùa cũ xưa lắm, tọa lạc trên đường Lạc Long Quân. Những cột gỗ mun, những mảnh sành vỡ từ bát chén kiểu được cẩn chung quanh trên tường, trên mái vòm để trang trí, ngoài sân chùa một nghĩa trang cổ đến hơn trăm năm trước, kết bằng đá tổ ong, Thủy thích ngắm nghía tấm bia cao khắc tên người đã khuất, mòn dần theo năm tháng, để mường tượng đến tình yêu đôi lứa, dù Thủy chưa yêu ai Thủy thường tự hỏi tình yêu có bị phai tàn theo tháng ngày chăng? Những cội mai ngày Tết nở bung vàng ối rực rỡ hai bên lối vào chùa, làm Thủy có cảm giác mình là công chúa bước chân đi trên cánh mai tươi. Thủy mơ mộng, ngày làm cô dâu sẽ được bước chân trên lối đi như thế, rồi cùng chú rể qùi dưới chân Tượng Phật đúc bằng đồng đen bóng loáng ngay chánh điện, xin Ngài chúc phúc. Chỉ cần nhìn khuôn mặt Ngài thôi lòng đã đủ thanh thản an bình. Hương trầm ngan ngát nâng tâm hồn Thủy vút cao. Bỗng ánh mắt anh “đi theo” hiện ra trong trí, làm Thủy giật mình nhớ ra chuyện nghịch ngợm của mình, kéo tay áo của Song ra hiệu lạy tất để đi ra.
Ngoài hành langThủy có ý tìm, nhưng không còn thấy anh đâu nữa. Than thở cho Song nghe, Song mắng:
- Mày đòi phá, tao cho phá, bây giờ than là sao?
- Thủy nghĩ mình sai rồi, đâu phải người ta theo mình đâu? Nếu theo sao không đợi chứ?
- Người ta không đợi là cho mình tiền rồi, thắc mắc làm gì?
- Không được mang nợ người lạ, kiếp sau phải trả đắt lắm. Mẹ Thủy nói đó.
- Xời ơi, nợ có năm trăm làm như là nợ tình Trương Chi Mị Nương không bằng, sợ thì đưa năm trăm đây, tao xí cái nợ ấy cho.
Thủy cúi đầu buồn buồn bước theo Song xuống nhà ăn, bỗng Thủy giật mình thấy anh đứng trước mặt mỉm cười. Thủy òa nói:
- Ơ! Thủy tưởng ông đi mất tiêu rồi chứ. Ông trốn đâu vậy?
Anh nhìn vào mắt Thủy :
- Tôi không trốn, chỉ đứng sau gốc mai!
Thủy lấy lại tính lí lắc:
- Ủa mà ông đứng đó làm gì? Sợ Thủy đi mất hả, sợ mất tiền hả?
Anh chậm rãi trả lời:
- Không, tôi nghĩ đã đưa đến phải theo về nữa, phải không hai cô?
Song chen vào:
- Thôi đi ông, xạo vừa chứ. Ông theo tụi tui về, bồ tôi thấy anh ấy gây à!
Anh tủm tỉm cười:
- Không sao. Tôi sẽ đính chính là tôi theo cô Thủy chứ không theo cái ‘cô gì đó’.
- Thủy cũng có người yêu rồi. Ông theo làm gì?
Anh trả đũa nhẹ nhàng:
- Thì tôi theo xem anh chàng đó có … dễ thương bằng tôi không!
Song vừa buồn cười vừa tức, chưa kịp trả lời anh thì Thủy đã kéo tay Song:
- Đừng cãi nhau với ‘người ta’ nữa – Thủy trả tiền anh nè, hồi nãy tụi Thủy phá anh chút cho vui. Anh đừng giận nhé. Chào anh tụi Thủy về.
Anh lắc đầu, không chịu:
- Đã lì xì rồi, ai mà lấy lại.
- Đã nói là chưa tới tết mà. Thủy không dám nợ anh đâu.
- Vậy thì thế này nhé. Thủy và ‘cô gì ấy’ đi ăn kem brodard với tôi. Mình tiêu hết cái giấy năm trăm đó là coi như Thủy không nợ gì tôi và tôi không phải nhận lại tiền. Chịu không?
Thủy nhoẻn miệng cười:
- Cái ‘cô gì ấy’ tên là Song, anh coi nó đang cau có kìa. Thủy đi không được đâu.
- Thế các cô không muốn biết tại sao tôi theo các cô à?
Song bĩu môi:
- Theo người ta để làm quen chứ còn lý do gì nữa.
- Nhỡ tôi theo các cô vì nghi các cô là ‘biệt động thành’ thì sao?
Thủy hốt hoảng:
- Cái gì? Anh nghi tụi này là Việt-Cộng hả? Bộ anh là cảnh sát chìm sao?
Anh làm mặt nghiêm:
- Cái này thì không nói được ở đây. Tới Brodard rồi tôi sẽ cho các cô biết. Nếu không …
Anh bỏ lửng câu nói làm Thủy hoang mang:
- Anh nói thiệt chớ. Đừng có hù tụi Thủy.
- Nếu không có gì thì tại sao lại sợ không dám theo tôi. Này nhé, trời xanh mây trắng, nắng vàng tươi, phố xá đông người, các cô lại có tới hai người, bộ sợ một mình tôi sao?
Song tức bực:
- Sức mấy mà sợ. Được rồi tụi này tới Brodard với anh xem anh xạo tới bực nào. Thủy cất tiền đi. Để ăn kem cho sướng, coi người còn ra ‘chiêu’ nào nữa không.
**
Khi cả ba người đã gọi xong món kem ưa thích, anh vẫn lầm lì không chịu nói gì thêm. Song nóng ruột:
- Rồi bây giờ anh nói cho tụi tôi biết là tại sao anh theo tụi tui đi.
Bất ngờ anh như có nét buồn:
- Mới nhìn tôi tưởng Thủy là người yêu xưa của tôi. Tôi biết là không phải nhưng không biết sao cứ lẽo đẽo theo đến tận chùa!
Thủy cười vang:
- Xời. vậy mà anh làm Thủy lo hết sức, tưởng anh là mật vụ hay cảnh sát chìm. Anh không nghĩ ra được cách nào hay hơn là ‘giống người yêu xưa’ để làm quen hay sao?
Và Thủy cười khúc khích:
- Quê ơi là quê!
Mặt anh vẫn nghiêm như quan toà. Anh rút từ trong ví ra một tấm hình đưa cho Thủy coi:
- Thủy thấy chưa. Tôi không nói láo đâu.
Cả Song và Thủy châu đầu nhìn. Cố gái trong tấm hình quả có hơi phảng phất giống Thủy. Thủy rụt rè:
- Người yêu anh đây hả.
Anh nhếch miệng cười:
- Người yêu cũ thôi. Tôi và Ánh đã chia tay khi Ánh lấy chồng đại úy, tôi lên Đà Lạt vào Võ Bị. Thành thật xin lỗi hai cô, nhất là cô Thủy. Tôi không cố ý trêu chọc các cô.
Nhìn nét mặt thoáng buồn của anh Thủy cảm thấy mềm lòng:
- Anh thật là! Anh có biết Thủy ghét cảnh sát lắm không?
- Xin lỗi Thủy lần nữa.
Nét buồn thoảng qua đã biến mất. Anh cười thật tươi, tiếp lời:
- Tên tôi là Chung nhưng cứ gọi tôi là Thủy suốt đời cũng được.
Thủy lườm anh:
- Thủy không cho anh đổi tên với Thủy đâu đừng hòng!
Người bồi bàn mang những ly kem đặt trước mặt mọi người. Anh đưa tay mời Thủy và Song:
- Mời các cô. Có lẽ là duyên nợ. Tôi với Ánh có duyên nhưng không có nợ. Cũng như tôi và hai cô, hôm nay gặp gỡ có chút duyên nhưng rồi biết ra sao ngày sau. Mai mốt đi chơi với người yêu các cô đâu còn nhớ đến tôi là ai.
Song cũng thấy mềm lòng:
- Lúc nẫy Thủy nó phá anh đấy. Xấu như tụi này làm gì có bồ. Chỉ có người đi theo thấy vỡ mộng bỏ chạy thôi. Mà này, tên người ta là Song, biết rồi đừng có ‘cái cô gì đó’ nữa nhé.
Anh gật đầu:
- Cám ơn Song.
- Anh là sỹ quan thật hả? Sao trông anh trắng bóc vậy?
Thủy khúc khích cười:
- Lính nhà kính hở anh!
Anh lắc đầu:
- Tôi bị thương mới ra khỏi bệnh viện ít lâu. Hiện còn đang nghỉ phép dưỡng bệnh.
- Ồ, Thủy xin lỗi anh.
- Không có gì. Vết thương nhẹ thôi. Tôi sắp về đơn vị rồi. Sẽ lại hành quân liên miên.
- Anh đóng quân ở đâu.
- Xa lắm!
- Anh thường hay về thành phố không? Mà anh theo binh chủng nào?
- Tôi có nói Thủy cũng đâu biết binh chủng nào vào với binh chủng nào phải không? Thủy biết câu: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” không ?
Thủy hốt hoảng:
- Anh đừng nói gở! Anh phải về để còn cho Thủy muợn tiền nữa chứ.
Song chen vào:
- Ở trường tụi này có chương trình viết thơ cho lính, nhưng tụi này không tham gia. Cải lương sao á.
- Song và Thủy học trường nào?
- Sương Nguyệt Anh.
- Ngày xưa tôi học Chu Văn An, sau đó là Đại học Khoa Học.
Thủy trêu anh:
- A! anh Chết Vì Ăn.
Anh bật cười:
- Tiếc là các cô không học ‘Trứng Vịt’. Tôi không biết Sương Nguyệt Anh được ‘âu yếm’ gọi như thế nào!
Thủy trả lời:
- Sống Nhờ Ăn anh ạ?
Anh nhìn Thủy cười :
- Vậy là tôi và Thủy có duyên rồi, người chết vì người sống nhờ, đúng không nào!
Thủy lẩn tránh, đưa trả lại anh tấm hình:
- Anh cất kỹ. Để mà nhớ thương đời đời.
Anh lắc đầu:
- Đã phôi pha. Có gặp nhau cũng ‘lạ nét môi cười’. Thủy ăn kem đi rồi tôi sẽ đưa Thủy về.
Thủy luống cuống:
- Không cần đâu anh Chung ạ.
Anh nhìn Thủy đăm đăm:
- Thủy đã biết vì sao tôi theo Thủy rồi. Thôi thì …
Anh không nói tiếp, đứng lên tiến về phía cô thâu ngân. Song híc tay Thủy thì thào:
- Anh ấy ra trả tiền kem kìa. Mày trả lại cho anh ấy đi.
Thủy chưa kịp đứng lên thì Chung đã trở về bàn. Thủy đưa tờ giấy năm trăm cho anh:
- Thủy gởi tiền lại cho anh nè.
Anh thản nhiên cầm tờ giấy bạc, rút bút viết mấy hàng và đưa trả lại cho Thủy :
- Giấy bạc này không dùng được nữa. Coi như là Thủy đã trả nợ tôi.
Thủy nhìn tờ giấy bạc. Hai hàng chữ sắc xảo đập vào mắt Thủy “Tr/Úy Trần Khắc Chung – KBC 4123. Cám ơn Thủy đã cho tôi một ngày đẹp”.
Thủy nhìn anh:
- Thủy phải cám ơn anh mới đúng. Thủy sẽ không bao giờ quên hôm nay. Nếu anh không bận, chiều ba mươi Tết mời anh ghé nhà ăn cơm tất niên để Thủy trổ tài nấu nướng được không anh?
Anh nhìn Thủy như có chút ngạc nhiên:
- Không sợ bố mẹ mắng hay sao?
- Không. Thủy sẽ kể cho Me nghe, vả lại ba của Thủy cũng vừa về phép từ An Lộc, có thêm anh ông cụ có người nói chuyện, thêm vui. Anh đến nhé. Có cả Song nữa.
Anh gật đầu, đưa cây viết cho Thủy và xòe bàn tay trái:
- Thủy viết địa chỉ vào đây. Tôi … hết tiền làm giấy nháp rồi.
Thủy bật cười:
- Đau không được la nhé!
Song đùa:
- Khỏi rửa tay muôn đời ha anh?
Anh trả lời ngay:
- Tôi hứa sẽ rửa tay sạch truớc khi ghé nhà thăm hai bác và Thủy – À tôi nghĩ Sương Nguyệt Anh nên được gọi là “Sống Nhớ Anh” hay hơn Thủy ạ.
Thủy đỏ mặt nguợng ngùng – không biết có nên cầm tay anh để viết địa chỉ vào hay không nữa.
Có một điều Song và anh đã không biết, Thủy khấn Phật bao lần, nếu là duyên số xin Ngài cho Thủy gặp “người ấy” dưới điện thờ của ngài. Ngài đã nhận lời khẩn cầu của Thủy hay chăng mà tên của anh ghép vào với tên của Thủy sẽ là mãi mãi thiên thu.
Nắng Xuân vàng rực rỡ làm Thủy ửng hồng đôi má hay chính nụ tình vừa chớm nở đóa mai hoa.
Ấu Tím – Ngụy Xưa
- Từ khóa :
- Truyện
Gửi ý kiến của bạn