Tiểu sử
Bà Phan Bội Châu, khuê danh Thái Thị Huyên, con nhà nho Thái Văn Giai ở làng Diễn Lam, thôn Thục Nam, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, nguyên là bạn học của thân phụ ông Phan. Khi về làm dâu họ Phan, mẹ chồng đã khuất bóng, cha chồng bệnh hoạn, bà phải một thân gánh vác giang sơn: một giang sơn nghèo rớt mồng tơi. Chồng phải quanh năm dạy học nơi xa, có kiếm được đồng lương thì chiêu đãi bạn bè chưa đủ, sau đó lại bôn ba nước ngoài, mãi đên khi bà vợ 60 tuổi mới gặp lại ông được nửa giờ, thì ông phải giải về Huế, bà ở lại Nghệ.
Đến ngày 22 tháng 5 năm 1936, bà từ trần, thọ 71 tuổi. Được tin báo, ông Phan khóc bà bằng hai cặp câu đối:
I
Ba mươi năm cầm sắt khéo xa nhau, mưa sầu gió thảm, chỉ bóng làm chồng, ngồi ngó trẻ con rơi lệ nóng
Dưới chín suối thân bằng như hỏi đến, lấp biển dời non, nào ai giúp bác, chỉ còn mình lão múa tay không.
II
Tình cờ gặp khách năm châu, hơn ba mươi năm chồng có như không, cố đứng vững mới ghê, ngậm đắng nuốt cay tròn đạo mẹ
Khen khéo giữ nền tứ đức, ngoài bảy chục tuổi sống đau hơn chết, thôi về mau cho khỏe, đền công trả nợ nặng vai con
Và ông kể lại lai lịch cho các con nghe như sau:
Này con, các con ơi, Cha e chết ở ray mai, có lẽ mẹ mày không được một phen gặp nhau nữa... Nhưng nếu Trời thương ta, cho hai ta đồng chết, thì gặp nhau dưới suối vàng, cũng vui thú biết chừng nào!
Song đau đớn quá, mẹ mày e chết trước ta. Ta bây giờ nếu không chép những việc đời mẹ mày cho chúng con nghe, thì chúng con rồi đây không rõ mẹ mày là người thế nào, có lẽ bảo: mẹ ta cũng như người thường thảy cả.
Than ôi, ta với mẹ mày "vợ chồng thật" gần năm mươi năm, mà "quan, quả" gần bốn mươi năm: khi sống chẳng mấy hồi tương tụ, tớt chết lại chỉ tin tức nghe hơị..
Chúng mày làm con người, đã biết nỗi đau đớn của cha mẹ, chắc lòng con thế nào mà an thích được.
Nay ta, trong lúc sắp sửa chết mà chưa chết, đem lịch sử mẹ mày nói cho hay:
Mày nên biết, nếu không có mẹ mày thì chí của cha mày đã hư những từ lâu rồi.
Cha ta với tiên nghiêm của mẹ mày xưa, đều nhà nho cũ, rất chăm giữ đạo đức xưa. Mẹ mày lớn hơn ta một tuổi. Hai ông đính thông gia với nhau từ khi ta mới lên một.
Tới năm hai mươi ba tuổi, mẹ mầy về làm dâu nhà ta. Lúc âý, mẹ ta bỏ ta đã tám năm rồi, trong nhà duy có cha già với em gái bé. Ta vì sinh nhai bằng nghề dạy trẻ, luôn năm ngồi quận ở phương xa, cái gánh sớm chiều gạo nước gửi vào trên vai mẹ mày.
Cha ta đối với dâu con rất nghiêm thiết, nhưng chẳng bao giờ có sắc giận với mẹ mày.
Cha ta hưởng thọ 72 tuổi, song bị bệnh nặng từ ngày 60. Liên miên trong khoảng 10 năm những công việc thuốc thang hầu hạ bên giường bệnh, cho đến các việc khó nhọc nặng nề người ta không thể làm được, thảy dều tay mẹ mày gánh vác. Kể việc hiếu về thờ ông cha như mẹ mày thật là hiếm có. Trước khi cha ta lâm chung vài phút đồng hồ, gọi mẹ mày bồng mày đến cạnh giường dạy ta rằng:
_ Ta chết rồi, mày phải hết lòng hết sức dạy cháu ta, và hết sức thương vợ mày. Vợ mày thờ ta rất hiếu chắc trời cũng làm phúc cho nó.
Xem lời nói lúc lâm chung của cha ta như thế, cũng dư biết nhân cách của mẹ mày rồi. Năm cha ta sáu chục tuổi, còn hiếm cháu trai, vì ta lại là con độc đinh nên cha ta khát cháu lắm. Mẹ may muốn được chóng sanh trai cho bằng lòng cha, nên gấp vì ta cưới thứ mẫu mày. Chẳng bao lâu em mày sinh. Trong lúc thằng cu mới ra đời, mẹ mày gánh việc ôm ấp, đùm bọc hơn một tháng.
Cha ta được thấy cháu đầu hoan hỉ quá, thường nói với ta rằng:
_ Ta chỉ còn việc chết chưa nhắm mắt được là mày chưa trả cái nợ khoa danh mà thôị..
Mẹ mày nhân đó càng cảm đức thứ mẫu mày thân yêu hơn chị em ruột. Kể đức nhân ái với người phận em như mẹ mày cũng ít có.
Cứ hai chuyện trên, bảo mẹ mày là hiền, về thời trước ắt không quá đáng. Nhưng mà bắt buộc ta trọn đời ghi nhớ luôn luôn, thì lại vì một việc:
Nguyên nhà ta chỉ có bốn tấm phên che sương, chẳng bao giờ chứa gạo tới hai ngày. Ma vì trời cho ta cái tính quái đặc, thích đãi khách, hay làm ơn. Hễ trong túi được đồng tiền, thấy khách hỏi tức khắc cho ngay. Thường khi từ quận về nhà, khách hoặc năm sáu người, có khi mười người chẳng hạn, mà chiều hôm sớm mai, thiếu gì tất hỏi mẹ mày. Mẹ mày nào có gì đâu! Chỉ dựa vào một triềng hai thúng từ mai tới hôm, mà cũng nghe chồng đòi gì thì có nấy. Bổng dạy học của ta tuy khá nhiều, nhưng chưa đồng xu nào mẹ mày được xài phí. Khổ cực mâý cũng không sắc buồn, khó nhọc mấy cũng không tiếng giận.
Từ ta ba mươi sáu tuổi cho tới ngày xuất dương, những khi kinh dinh việc nước, mẹ mày ngầm biết hết mà chưa từng hé răng một lời.
Duy có một ngày kia, tình cờ ta ngồi một mình, mẹ mày đứng dựa cột kế một bên ta mà nói:
_ Thày toan bắt cọp đó mà! Cọp chưa thấy bắt, mà người ta đã biết nhiều. Sao thế?
Mẹ mày nói câu đó mà lúc đó ta làm ngơ, ta thiệt dở quá! Bây giờ nhắc lại trước khi ta xuất dương, khoảng hơn 10 năm nghèo khó lại bạn bè nhiều, vậy mà vững chí trong khốn cùng, một phần lớn là nhờ ơn mẹ mày.
Tới ngay ta bị bắt về nước, mẹ mày gặp ta một lần ở Nghệ, hơn nửa tiếng đồng hồ chỉ có một câu nói với ta rằng:
_ Vợ chồng ly biệt nhau hơn hai mươi năm, nay được một lần gặp thầy, lòng tôi đã mãn túc rồi. Từ đây về sau, thày làm gì tùy thày, đừng nghĩ gì tới vợ con. Chỉ mong thày giữ được lòng xưa là đủ.
Hỡi ơi, câu nói ấy bây giờ còn phảng phất bên tai ta, mà té ra ta chầy chà năm tháng, chẳng làm một việc gì, chốc đã chẵn mười năm! Nay mẹ mày chết trước ta, trách nhiệm của ta e còn nặng thêm mãi mãi.
Suối vàng quạnh cách, biết lối nào thăm Đầu bạc trăm năm, còn lời thề cũ Mẹ mày thật chẳng phụ ta, ta phụ mẹ mày! "Công nhi vong tư, chắc mẹ may cũng lượng thứ cho ta chừ... (Bản dịch nguyên văn chữ Hán của Tùng Lâm Lê Cương Phụng)
"Chỉ mong thày giữ được lòng xưa", lời dặn lại nghe đơn sơ mà thật đanh thép, khiến nhà chí sĩ sau này tránh xa những cám dỗ của Pháp, tìm quên lãng trong kinh kệ:
Vàng khê trắng toát khác đôi bên
Thôi mặc ai chê, mặc tiếng khen
Sông núi lỡ làng màu lịch sư?
Gió trăng chờn chợ mối lương duyên
Khó long lay nổi lòng son sắt
Chẳng hổ ngươi vì tiếng bạc den
Ba chén xong rồi ai nấy bạn?
Một pho kinh Phật, một cây đèn...
dactrung.net
Gửi ý kiến của bạn