Nhã Ca

03/07/201212:12 SA(Xem: 2009)
Nhã Ca
Tiểu sử

NhaCa
Tên thật Trần thị Thu Vân, sinh năm 1939 tại Huế
Giải thưởng thi ca toàn quốc năm 1965 (thơ Nhã Ca)
giải văn học nghệ thuật toàn quốc (Giải Khăn Sô Cho Huế)

Tác phẩm đã xuất bản:

Nhã Ca Mới (1965)
Đêm Nghe Tiếng Đại bác (1966)
Đêm Dậy Thì (1966)
Bóng Tối Thời Con Gái (1967)
Khi Bước Xuống (1967)
Người Tình Ngoài Mặt Trận (1967)
Sống Một Ngày (1967)

Xuân Thì (1967)
Những Giọt Nắng Vàng (1968)
Đoàn Nữ Binh Mùa Thu (1969)
Giải Khăn Sô Cho Huế (1969)
Một Mai Khi Hòa Bình (1969)
Mưa Trên Cây Sầu Đông (1969)
Phượng Hoàng (1969)
Tình Ca Cho Huế Đổ Nát (1969)
Dạ Khúc Bên Kia Phố (1970)
Tình Ca Trong Lửa Đỏ
Đời Ca Hát
Lăn Về Phía Mặt Trời (1971)
Trưa Áo Trắng (1972)
Tòa bin-ding bỏ không (1973)
Bước Khẽ Tới Người Thương (1974)
Hoa Phượng Đừng Đỏ Nữa (truyện dài)
Sài Gòn Cười Một Mình (tập truyện)
Hồi ký Một Người Mất Ngày Tháng
Chớp Mắt Một Thời (truyện dài)
Đường Tự Do Saigon

Phỏng vấn, các bài viết về nhân vật

Phụ Lục

Nhã Ca, Nhà Văn Nữ Có Số Tác Quyền Lớn Nhất

" ....Từ lâu nay, chúng ta đã nói nhiều tới việc trao đổi văn hóa, giới thiệu văn hóa Việt Nam với ngoại quốc. Nhưng mãi tới nay, mới có một tác phẩm văn chuơng Việt Nam hiện đại đuợc chọn dịch và xuất bản bên Mỹ. Cũng mãi tới nay, mới có một dịch giã nguời Mỹ thông thạo tiếng Việt, để dịch một tác phẩm Việt Nam trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Anh ngữ. Hợp đồng xuất bản giữa Nhã Ca và ông Barry Hilton hôm nay, vì vậy, phải đuợc coi là bước khởi đầu quan trọng cho việc giới thiệu văn chương Việt Nam với thế giới ".

Trên đây là lời Linh Mục Thanh Lãng, chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam; tuyên bố trong buổi lễ ký hợp đồng phiên dịch và xuất bản tác phẩm Nhã Ca tại Hoa Kỳ, do Trung Tâm Văn Bút bảo trợ tổ chức hôm chủ nhật 13/09 vừa qua.

Cũng cùng một quan dđiểm như linh mục Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Ông Đỗ văn Rở, Phụ tá Tổng trưởng Giáo Dục và Thanh Niên đặc trách Văn hóa, khi đến chủ tạo buổi lễ ký kết và tâm sự là ông đã phải hy sinh việc chủ tạo một buổi lễ quan trọng khác được tổ chức cùng ngày, để tới đây chia vui với văn giới " .

Tác phẩm được phiên dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ là một chuyện dài vừa hoàn thành của Nhã ca, có tựa đề là " The Short Timers " và dịch giả người Mỹ ông Barry Hilton, khi tuyên bố thành thạo bằng tiếng Việt với quan khách trong buổi lễ, đã ca ngợi tác phẩm này là " là một bi kỳ cổ điển, có giá trị tiêu biểu cho một giai đoạn đặc biệt của hai dân tộc Hoa Kỳ và Việt Nam ".

Hợp đồng xuất cảng văn chương sang Hoa Kỳ kể trên, đã khiến Nhã Ca trở thành tác giả được chú ý nhất trong thời gian vừa qua . Tin tức về buổi lễ ký kết hợp đồng xuất bản đã được loan báo đầy đủ cả trong và ngoài nước. Nhật báo The New York Times, tờ báo lớn nhất tại Hoa Kỳ, đã cho các phái viên ở Sài Gòn tiếp xúc với Nhã Ca để thực hiện một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Tại các nhà sách, những tác phẩm mới của Nhã Ca như " Hiền như mực tím, Yêu một người viết văn...." số báo tăng vọt hẳn lên.

Sau đây, là phần đặc ký của chúng tôi về nhà văn nữ đang làm sôi nổi dư luận này, do Đặng Tường Vi phỏng vấn và trình bầy.

Nhã Ca, Nhà Thơ Nữ
Tác giã hơn 30 cuốn sách đã xuất bản, hai lần được trao tặng giải thưởng văn chương tòan quốc, một về thi ca năm 1965, một về văn xuôi năm 1966. Nhã Ca là một trong vài ba tác giả được đọc và biết đến nhiều nhất suốt mười năm qua tại Việt Nam.

Sinh năm 1936. tại Huế, khởi viết ngay từ thuở còn là nữ sinh Trung Học trường Đồng Khánh, những bài thơ, truyện ngắn đầu tay của Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo ở Saigon từ năm 1957, với tên thật Trần thị Thu Vân. Tuy nhiên, phải ba năm sau đó, bút hiệu Nhã Ca mới chính thức có cơ hội xuất hiện.

Vào giữa năm 1960, nhà thơ Nguyên sa cùng một số bạn hữu cho xuất bản tạp chí văn nghệ Hiện Đại. Ngay trong số ta mắt, tạp chí này đã dành hẳn mấy trang để giới thiệu một loạt thơ của một cô gái Huế mang bút hiệu Nhã ca. Cũng ngay trong lời giới thiệu, người chủ trương Hiện Đại đã xác nhận không một chút ngần ngại: Dàây là một thi tài đặc biệt.

Sự xác nhận của nhà thơ Nguyên Sa đã được chứng minh ngay những năm sau đó . Tập thơ đầu tay của Nhã ca đọat giải thi ca toàn quốc. Nhà. Nhà phê bình Đặng Tiến viết trên báo Văn:

" Vẻ đẹp Nhã ca thật như một giấc chiêm bao, và giả như con sông Hoàng Hà từ trời cao đổ về biển cả. Thơ Nhã Ca sẽ dựng lên một thần thoại về người con gái Huế...."

Nhà thơ Bùi Giáng, trong cuốn Đi vào cõi thơ, khi đề cập tới thơ Nhã ca cũng đã viết: " Thơ nghe như giọng tiên nữ xuống khép nép xin vào hội hè trần gian. Lời thơ xô ùa tới trùng trùng điệp điệp như ngọn triều đại hải.

Nhà báo Phan Lạc Phúc, nguyên chủ bút nhật báo Tiền Tuyến, người đựơc các nhà văn, nhà thơ coi là " mắt xanh của văn giới "; vì sự thưỡng ngoạn văn chương tinh tế của ông, khi đề cập tới Nhã Ca, đã dùng tiếng " đệ nhất nữ thi sĩ ", thay vì gọi bà là" nhà văn nữ hàng đầu ", như ngôn ngữ của ấy tạp chí và mấy nhà xuất bản.

Cho tới nay, cuốn " Thơ Nhã Ca " vẫn là một trong những thi tập đựoctái bản và có số in rất nhiều.

Nhã Ca, Nhà Văn Nữ
Có Số Tác Quyền Lớn Nhất

Thơ Nhã Ca đã mang được cho tác giả của nó những lời khen tặng. Nhưng phải chờ đến văn Nhã Ca, những lời khen tặng mới được cụ thể hóa, thành những khoản tiền tác quyền lớn lao: cả chục triệu bạc, cho hơn 30 cuốn sách đã xuất bản và tái bản.

Cùng lúc với những bài thơ đầu tiên, các truyện ngắn, truyện dài mang bút hiệu Nhã Ca đã xuất hiện trên các tuần báo, tạp chí. Nhưng mãi đến năm 1963, tiểu thuyết Nhã Ca mới được in thành sách. Cuốn đầu tiên: Đêm nghe tiếng Đại bác, do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đề tựa giới thiệu.

Nhã Ca, Tên Một Giải Thưởng Luận Án Tiến Sỹ

Trên những đặc san cuối năm do Đại Học Y Khoa Huế xuất bản, trong phần tin tức, thường có loan báo " luận án tiến sỹ y khoa đoạt giải thưởng Nhã Ca " hàng năm. Đây là một giải thưởng được thiết lập từ năm 1969 và do chính nữ văn sỹ Nhã Ca bỏa trợ. Khoản tiền dùng cho giải thưởng này chính là tác quyền cuốn " Giải khăn sô cho Huế "một bút kỳ nổi tiếng của nhà văn nữ này, viết về biến cố Mật Thân tại Huế.

Ngày 23 tháng chạp năm Mùi ( 1967) đang sống ở Sàigòn, Nhã Ca nhận được điện tín của gia đình từ Huế gọi về chịu tang thân phụ của bà vừa từ trần. Bảy ngày sao, cuộc tổng công kích tết Mật Thân bùng nổ, và nhà văn nữ này, ngoài cái tang gia đình, đã phải chịu cái tang chung cho cả thành phố bị tàn phá.

Những điều tai nghe mắt thấy trong hơn hai tháng lưu lạc trong biến cố tết Mậu Thân tại Huế được Nhã Ca viết lại thành tác phẩm " Giải khăn sô cho Huế "và toàn bộ tác quyền đầu ntiên của cuốn sách nổi tiếng nàyđược dành tặng cho Huế. Một phần góp vào việc cho trường nữ trung học Đồng Khánh. Một phần được trao tặng cho Đại Học Y Khoa Huế, và vị khoa trưởng y khoa Hu-&u thời đó là bác sỹ Bùi Duy Tâm đã dùng khoảng tiền này để thiết lập một giải thưởng mệnh danh là" giải thưởng Nhã Ca " dành cho luận án tiến sỹ y khoa xuất sắc nhất hàng năm.

Độc Giả Nhã Ca

Trên nhật báo Chính Luận, trong một bài liệt kê các khoản chi tiêu cần thiết để đối chiếu với số lương tháng ít ỏi, một nữ giáo chức đã ghi: sách Nhã Ca. Như vậy trong những món ăn tinh thần của một lớp người, sách Nhã Ca đã được kể vào loại nhu cầu cần thiết và bền bỉ.

Tại các trường Trung Học, nhất là những trường nữ, một số lớn tác phẩm Nhã Ca đã trở thành một đề tài thuyết trình thường xuyên của học sinh

Một số văn phẩm của Nhã Ca cũng được chọn làm đề tài cho một số luận án ra trường của các sinh viên văn khoa Saigon, Huế, Đà Lạt.

Ngoài số độc giả đông đảo là giáo chức, sinh viên học sinh, Nhã Ca cũng được đọc nhiều trong giới binh sĩ. Trên mục tìm bạn bốn phương của tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, có lần đã đăng một lời rao tìm bạn bốn phương của tuần báo Tiền Phong đăng một lời rao tìm bạn nguyên văn như sau: " Lính tiền tuyến muốn tìm những cô bạn gái trong trắng, tươi vui như hình ảnh cô bé Vành Khuyên trong truyện Trưa Áo Trắng..." Trưa Áo Trắng là tên một cuốn tiểu thuyết của Nhã Ca mới xuất bản năm ngoái, viết về một đám nữ sinh chơi vũ cầu buổi trưa bên hông trường nữ trung học Gia Long.

Trả lời một câu hỏi của người phỏng vấn, Nhã Ca xác nhận: " Nếu không nghĩ tới độc giả, chắc chắn tôi đã không viết văn làm gì. Tôi vẫn thường tự nhủ, bạn đọc của tôi đã phải bỏ những đồng tiền xương máu của họ ra đổi lấy từng cuốn sách. Vậy bổn phận của mình là phải viết cho xứng đáng với sự hy sinh ấy. Vậy chắc chắn sẽ chả bao giờ tôi có thể trở thành loại nhà văn tự cho mình là lớn đến độ tuyên bố là viết mà không thèm đếm xỉa đến độc giả.

Tác Phẩm Nhã Ca Và Điện Ảnh

Một số tiểu thuyết Nhã Ca đã được đưa lên màn ảnh. Hãng phim Việt của Đạo diễn Hà Thúc Cần đã dựng một phần" Giải Khăn Sô cho Huế " thành phim Đất Khổ. Hãng Lidac, với đạo diễn Lê Dân, đã đưa cuoốn tiểu thuyết Cô Híp Py lạc loài lên thành phim Hoa mới nở. Hai cuốn tiểu thuyết khác của Nhã Ca, Đoàn nữ binh mùa thu và Tình ca trong khói lửa đỏ, cũng đã được hãng Phim Việt mua bản quyền.

Tài tử kiêm đạo diễn Lê Quỳnh, trong một cuộc phỏng vấn trên báo Kịch Ảnh, tuyên bố cuốn " Tình ca trong lửa đo cuả Nhã Ca là tác phẩm đã làm ông xúc động nhất trong đời, và việc bị hãng Phim Việt dành trước mất truyện này là điều làm ông ân hận nhất.

Tình Ca Trong Lửa Đỏ là câu chuyện một cán binh Bắc Việt tham dự cuộc tổng công kích Mậu Thân, lưu lạc vào cố đô Huế. Rồi giữa cảnh khói lửa của Cố Đô, chàng trẻ thuộc lớp nguời " sinh Bắc tử Nam " mê say một cô gái Huế, cho đến khi chết trên miệng hố cá nhân.

" Trong lúc giới kinh doanh đang chạy ngược chạy xuôi với những giao kèo, xuất cảng sản phẩm Việt Nam ra ngoại quốc, một hợp đồng phiên dịch và xuất bản tác phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được chính thức ký kết, giữa nũ văn sỹ Nhã Ca và một dịch giả người Mỹ, ông Barry Hilton.

Một bản tin loan báo về buổi lễ hợp đồng xuất bản sách tại Hoa Kỳ của Nhã Ca trên một nhật báo, đã được mỡ đầu như vậy. Theo sự tiếp xúc giữa chúng tôi với nhà văn nữ này, hợp đồng xuất bản kể tên đã diễn tiến như sau:

Vào đầu năm 1973, dịch giả Hoa Kỳ, ông Barry Hilton tiếp xúc với Nhã Ca, và tác phẩm được dự định dịch sang Anh ngữ là cuốn " Đoàn nữ binh mùa thu " viết về sự đổi thay của một xóm nhỏ Việt Nam vào thời người Mỹ đổ quân vào xứ này.

Tuy nhiên, theo Nhã Ca, vì nhận thấy chưa hài lòng với cuốn chuyện cũ này, bà đã thỏa thuận viết hẳn lại một tác phẩm mới cuốn " Vi ơi, Bước tới " để ông Barry Hilton dịch sang Anh ngữ.

Vi, là tên một thiếu nữ Việt Nam, lén lên vào những năm cuối cùng của thập niên sáu mươi, khi chiến tranh khốc liệc, kéo theo việc người Mỹ đổ quân vào Việt Nam. Sự xuất hiện của người Mỹ, cùng với những ảnh hưởng vật chất do họ mang lại, đã làm đảo lộn mọi nếp sống, gây thảm kịch trong nhiều gia đình Việt Nam. Cô gái Việt Nam tên Vi, gánh chịu nhuững thảm kịch này, nhưng cuối cùng, nhờ lòng tin và tình yêu, đã đủ sức hướng về tương lai để bước tới.

Tên Anh ngữ của tác phẩm này là The Short Times, có nghĩa là những kẻ sống trong một giai đoạn tạm bợ, chờ thay đổi. Bản Anh ngữ này hiện đã hoàn tất và đã được dịch giả, ông Barry Hilton mang theo về Hoa Kỳ để sửa soạn ấn hành. Theo dự định , The Short Times, sẽ là một cuốn sách dầy khoảng 400 trang, in giấy trắng, bìa cứng, phát hành tại Hoa Kỳ vào khoảng cuối năm nay.

Theo hợp đồng được ký hôm 23/09 tiền tác quyền bản Anh ngữ sẽ là mười phần trăm, tính trên giá bán và tổng số in đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Phần tác quyền này được chia đôi giữa tác giả và dịch giả, Nhã Ca cho biết: " Vì bản in lần đầu số in giới hạn, số nhuận bút chúng tôi dự trù nhận được sẽ vào khoảng 2000 mỹ kim ( một triệu bạc Việt Nam ) Nếu ấn bản này thành công, sách được in vào loại phổ thông, in nhiều, bìa mỏng, giá rẻ , khoản tác quyền mới có hy vọng lớn hơn ".

-Được biết, ông Barry Hilton là một người chủ trương một tủ sách chuyên về Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sau cuốn The Short Times, tủ sách này sẽ còn tiếp tục phiên dịch và xuất bản thêm nhiều tác phẩm văn chương VN khác. Trong hợp đồng ký kết hôm 23/9, Nhã Ca và các bạn hữu của bà trong tổ hợp xuất bản Hải Âu cũng được ủy nhiệm việc giới thiệu những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam khác, để tủ sách Glade Publication tiếp tục việc phiên dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ.

Đời Sống Hiện Tại

Kết hôn với nhà thơ Trần dạ Từ. Năm con. Không hưởng ứng vụ " kế hoach hóa gia đình" vì ông xã còn muốn tiếp tục đẻ thêm sáu bảy đứa nữa.

Viết văn đối với nhà văn nữ này, không còn là một công việc tùy hứng mà là một việc làm đều đặn hàng ngày. Với một máy đánh chữ, hai cây bút chì để gõ thay ngón tay. Nhã Ca cho biết bà viết đều đặn mỗi ngày khoảng chừng bốn giờ đồng hồ. Những giờ khác dành cho việc đọc sách, săn sóc con cái. Nghe người phỏng vấn ngạc nhiên về số lượng sách đến ba bốn chục cuốn đã xuất bản của bà. Nhã Ca giải thích: " Chỉ là sự đều đặn . Mỗi ngày vài ba trang đánh máy, cô thử nhân lên coi, mỗi năm gần một ngàn trang. Mười năm rồi , chưa tới mười ngàn trang sách , đâu phải là một số lượng ghê gớm gì "

Được hỏi về ngừơi bạn đường cùng nghề ảnh hửơng tới văn chương cuả bà ra sao? Nhã Ca cười: " Ngoài việc làm tjhơ, có thời ổng sống nhờ nghề cắt sửa tin tức cho các nhật báo. Lời khuyên tôi thường phải nghe và áp dụng hàng ngày của ổng là xóa bỏ những chữ thừa, đoạn thừa. Đó có lẽ là sự giúp đỡ lớn nhất".

Một Số Câu Hỏi và Đáp

- Tiền bản quyền cao nhất cho cuốn nào?

- Giải Khăn Sô Cho Huế . Khoảng trên một triệu bạc, vừa do việc xuất bản , vừa do việc làm phim.

- Tác phẩm ưng ý nhất.

- Tập thơ Nhã Ca, bộ truyện dài Đám Tang Cá Voi. Gần đây nhất : một loạt truyện dài viết cho tuổi mới lớn: " Bầy Phượng Vĩ Khác Thường, Ngày Đôi Ta Mới Lớn, Bé Yêu,Bước Khẽ Tới Người Thương, Ngày Thơ Tình Thơ..."

- Dự tính hiện nay của bà?

- Đang sưu tập những chi tiết cần thiết để hoàn tất một bộ tiểu thuyết dài: Thương Nhớ Chiến Tranh, viết với khung cảnh từ 1954 đến một năm nào đó sắp tới.

- Kỷ niệm đắng cay trong đời cầm bút?

- Chỉ còn nhớ những kỷ niệm cảm động: trở lại trường cũ, cúi đầu với cô giáo cũ, ngồi quây quần với các em lớp sau.

TƯỜNG VI
(Việt Nam Thông Tấn Xã)

27 August 2005 - 05:00
Từ Nhã Ca Mới đến Nhã Ca bây giờ

Phạm Quang Ngọc

Một đêm Sài Gòn gầm gừ qua cơn mưa trong một quán cà phê nổi dóa những đám mây đen khịt đầy trời.

Tôi ngồi hiền lành bên ly cà phê nhỏ giọt buồn bã. Thằng bạn ngồi kế rít điếu thuốc liên hồi. Hai chúng tôi đều là con nhà lính, cuối tuần vù về thành phố thay bộ đồ dân sự, rủ nhau vào quán ngắm cô gái thâu ngân có đôi mắt nai dại khờ, có mái tóc bom-bê tinh quái để lộ cần cổ trắng ngấn. Lính nhìn, lính say hương tình chết bỏ. Cả hai chúng tôi lặng lờ ngắm nhìn một hình tượng lộn đầu như một ước mơ chỉ còn đôi mắt nhìn mình một cách hờ hững chia bờ ranh giới của si và dại.

Cô gái loay hoay, cúi lên, cúi xuống bên giàn máy cũ mèm. Bỗng tôi nghe giọng Khánh Ly nhừa nhựa qua cuốn cassette nhão nhẹt đưa thoi với nhiều vòng tua bài hát của Trịnh Công Sơn như tiên tri số phận của miền Nam sẽ “đón giặc miền Bắc vô đây bàn tay vấy máu anh em”:

Đại bác ru đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đúng nghe...

Quả như sau đó là cái Tết Mậu Thân máu đổ, thịt rơi... đường đường, phố phố các đô thị miền Nam. Hoa máu lợm tanh khắp làng quê. Mồ chôn tập thể thôi thì đủ cỡ lớn nhỏ. Lớn cỡ trên hai ngàn người ở Bãi Dâu (Huế). Nhỏ cũng phải dăm căn hộ chết chùm cùng chung một hố. Giặc từ Bắc vô Nam rồi đấy!

Lôi trong trí nhớ nhỏ thoi thóp qua lằn đạn giặc, tôi bầm dập những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn. Thằng bạn chửi thề luôn miệng:

-Mẹ! mày đòi về thành phố vào quán cà phê nghe nhạc Trịnh Công Sơn, giờ cám cảnh chưa con?

Thời gian sau - tùy theo thủ thuật của anh bạn đồng minh gian manh - Miền Nam hồi sinh trong màn đêm điêu đứng của cảnh hợp tan. Kẻ sống sót, người chết lấp vội trong bối cảnh một lịch sử đã dâng trọn cả non sông gấm vóc cho hai chủ nghĩa phi-dân-tộc quyết định màn tùng xẻo sống còn...

Tôi đâm đố kỵ lịch sử. Đố kỵ cả cấp lãnh đạo đất nước chỉ thích kẹp cổ người dân lặc lè, hoặc làm ngựa để các đấng này phi nhong nhong...

Tôi vùi đầu trong những trang tiểu thuyết để tạo cho mình một ảo tưởng thoát ra kiếp bềnh bồng của một đời mây trôi nổi trên bầu trời quê hương mất đi ánh nắng vàng trong những buổi chiều âm vang tiếng nghé ọ.

Tôi lêu lổng với thứ âm nhạc vàng khè, bạc nhược ở những quán cà phê mịt mờ khói thuốc. Tôi đọc ngấu nghiến Địa Ngục có thật của Dương Nghiễm Mậu. Tôi sụt sùi theo Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca.

À, người con gái tên Vân (Trần thị Thu Vân) tôi đã từng làm quen qua bút hiệu Nhã Ca với những bài thơ xuất hiện khai phá trên tạp chí Hiện Đại do Nguyên Sa chủ trương từ năm 1960. Những bài thơ dưới cái tên Nhã Ca đã cuốn hút hồn tôi trôi nổi như mảng bè lập lờ giữa con sông lạnh. Giữa vầng trăng thao thức tàn canh. Giữa cái sôi nổi, đam mê muốn bật khỏi đôi nịt vú mềm mại, mảnh sì-líp hồng đuôi nheo chảy dài nhung nhớ. Tôi cắm đầu chui rúc vào đó và quên đời...

Những vần thơ nhãn hiệu Nhã Ca rất bạo so với thời điểm con người còn đóng khung trong cái vỏ đạo đức giả tạo. Chùa chiền còn âm âm, u u tiếng mõ rời rạc trong những buổi chiều hoang vắng. Cửa giáo đường tha thướt những tà áo trắng trinh nguyên chỉ để làm kiểng cho những trái tim sôi nổi chưa thoát khỏi hệ lụy của những cuộc tình trăn trối.
Thời điểm đó thơ Nhã Ca đã:

Tôi bỏ nhà đi năm mười chín tuổi
Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
Cuối cơn điên, dầu giấc ngủ đau buồn
Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy....

Thơ đã trả lời thay cho cái liều lĩnh ngàn vàng của người con ái nhìn 'cửa thiêng đàng dựng một quả chuông” này:

Từ dạo xa chuông khôn lớn giữa đời
Đổi họ thay tên viết văn làm báo
Cơm áo dạy mồm ăn lơ, nói láo
Cửa từ bi mất dấu đứa con hư

Nàng thơ của chúng ta cũng cúi đầu tự thú vì cái hơi hướm trần tục bám quanh thân xác mình:

Hai mươi tuổi thôi hết thời con gái
Cành xanh xao với trái mùa thu
Tuổi trẻ bị bỏ quên không bao giờ ngó lại
Tôi với ngày qua biển xám mây mù

Nàng thơ tự thú chưa đủ. Em đâu có muốn vậy? Tại anh mà!

Tại anh sao? Chẳng tại anh còn ai trồng khoai đất này? Khoai lang hay khoai củ ? Khoai gì tự anh biết lấy. Em bắt đền cho xem:

Người cũng vậy lòng muôn nghìn dối trá
Vờ thương yêu, vờ đắm đuối ân tình
Tôi chót dại tin lời trao tất cả
Đâu biết người mang nửa dạ yêu tinh

Bởi người đàn bà là một sinh vật từng làm cho người đàn ông xốn vó, lộn đầu, lộn đuôi, mò mẫm, hùng hục... chẳng nhọc lòng...

Sao lại đi đứng khum khum vậy? Nhã Ca đã nói hộ dùm ta:

Rên la trong hân hoan
Hoang chí trong tàn phá
Chưa đủ sao? nữa này:
Cám ơn Thượng Đế đã cho tôi đôi vú
Cho tôi da mịn tóc dài
Cho tôi rực rỡ như mặt trời
Để tôi làm ra ái tình và rượu ngọt
Tràn trên trái đất....

Thơ Nhã Ca trụ một cột trên “tòa nhà” Hiện Đại rung rinh từng mảng tình cảm vũ bão kỳ lạ từ chủ nhân Nguyên Sa ướt át, vuốt ve trong ngôn từ thi ca, đến Nhã Ca lạ lẫm cầm bút viết báo, làm thơ, hút thuốc lá để lao đầu vào tình trường, cho dù tả tơi hoa lá, nàng thơ của chúng ta đã kết thành trăm năm với người bạn đời khác nàng, rất nhút nhát, dại khờ, thật đáng yêu:

Biết yêu người thuở mười lăm
Trong vườn ngây dại, ta nằm xót xa
Cỏ cây ồ ạt ra hoa
Chùm môi bông phượng la đà tới lui
Khi không da thịt cả cười
Cùng ta trộn lẫn đất trời với em
(Buổi Hẹn Đầu của Trần Dạ Từ)

Nhã Ca là một ngòi bút tủa hai nhánh: Nhánh của những vần thơ hừng hực bốc lửa. Lửa diệm sơn của đôi-vú-đồi. Của những hồi chuông “lay tôi thức dậy” mon men đến chốn địa đàng. Rậm rạp của những khu rừng mờ mịt thức mây. Đốt cháy từng nụ hôn bằng tuổi dậy thì. Liều lĩnh. Đam mê. Nhánh báo động bằng giọng văn thức tỉnh lương tâm con người đang chơi trò xây mồ tử sĩ, chít khăn tang quả phụ của hai chế độ đều gầm gừ vì miếng đỉnh chung. Vì thứ quyền lực (dĩ nhiên cả bổng lộc) xây bằng núi xương, biển máu của đồng loại. Chế độ phương Bắc xây mồ tử sĩ bằng những con đường xẻ dọc Trường sơn. Chế độ miền Nam nhảy đầm, ăn chơi phù phiếm. Lính ngoài sa trường chiến đấu trong cảnh khốn cùng của vợ con. Nhã Ca là một tâm hồn thánh thiện, chan chứa tình người. Bà đã viết Giải Khăn Sô Cho Huế sau cảnh chôn người tập thể, rùng rợn hơn thời Trung Cổ của Bắc Quân qua cái Tết Mậu Thân đẫm máu. Bà đã nghe tiếng đại bác xa xa vọng về thành phố. Từ đó là sự rình mò, đòi nuốt chửng của loài quỷ đỏ nhe hàm răng chó sói tru về phương Nam. Phải chăng bà đã linh cảm số phận hẩm hiu của đồng loại đã được đặt sẵn trên các bàn hội nghị khi chưa được ngã giá hẳn hoi?

Thơ Nha Ca, theo nhận định của thi sĩ Nguyên Sa (người hiểu bà năm với năm là mười. Có khi còn hơn thế nữa...) khi viết tựa cho tập Nhã Ca Mới được ấn hành tại Sài Gòn năm 1964, thì:

“Thực chất thi ca của Nhã Ca chính là sự xác nhận một chủ thể tự do, chọn lựa một cá tính đàn bà vượt trên thụ động tính, thiết lập với đối phương một tương quan đi lại, chối từ tương quan chịu đựng, vị trí đồ vật với những huyền thoại đúc kết bởi phong tục, tập quán, luân lý cổ truyền, thái độ của đàn ông, thành một vòng đai trùng trùng vây hãm...”
Cùng thời bà, nhhững cây viết nữ như: Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ... chỉ thích cảnh ái-ân-tìm-của-lạ trong “vòng tay học trò”, của thứ “Khung Rêu” hắc ám bao quanh cuộc đời, của thứ “Tôi nhìn Tôi trên vách” đến chóng mặt...

Nhã Ca đã nhìn cuộc chiến như thứ “tai trời, ách nước” lương dân hai miền đều sặc sụa chìm vào hố thẳm. Cái độc đáo, mâu thuẫn trong thơ văn bà là ở chỗ đó.

Tuy ngậm ngùi lẫn sảng khoái qua thơ văn của Nhã Ca, bà với tôi như hai đốm lân tinh đối nghịch: Bà chói sáng ở lầu hoa. Tôi lập lòe ở góc hụi bờ.

Nhờ cơn đổi đời héo dạ, lòi dom 30/4/1975, tôi gặp bà làm mặt “nghiêm và buồn” ở quán cà phê (số 100 đường Nguyễn Du, Quận I) khi nghe tôi rên rỉ giọng vịt đực, giật đàn phừng phừng làm cần câu cơm qua ngày. Dần dần chúng tôi thân nhau mới lạ. Thời đó tôi không hề bàn chuyện thơ văn với bà. Tôi bóp bụng, chỉ thích nhìn trời xanh, mây trắng, mong một ngày có cơm ăn đủ no là đã thấy ngày mai trước mặt.

Chín năm trước (1995) tôi gặp lại bà và phu quân là nhà thơ Trần Dạ Từ cùng đứng mũi chịu sào tờ Viễn Đông nhật báo nghe đâu đã đủ móng vuốt để nghênh đón tờ Người Việt đang vi vút những ám ảnh chữ nghĩa bằng thứ chiêu thức văn chương vô hình. Rồi mọi chuyện đều vui vẻ cả làng.

Tôi mừng lắm thay! Tôi lại mừng lần nữa khi nghe tin bà cho trình làng Nhã Ca Thơ lần đầu tiên tại Hoa Kỳ do Vietbook ấn hành vào năm 1999.

Đọc Nhã Ca Thơ, tôi không còn những xúc cảm thuở ban đầu khi lãng đãng để rung theo những vần thơ ở Nhã Ca Mới vào năm 1964. Có lẽ, tại tôi cũng làm thơ lúc này. Thơ tôi như đôi mắt mọc mụt lẹo, nhướng về dĩ vãng, đâm ngang hiện tại... chỉ thấy những hạt mưa huyền sử giăng giăng đầy trời. Rồi tan thành nước. Thứ nước sình mương lạch quanh co tìm về cội nguồn. Chỉ thấy bầu trời đen khịt những mây và mây. Trong Nhã Ca Mới, duy nhất bài thơ bà viết đưa tiễn nhà thơ Nguyên Sa làm tôi đọc co rúm châu thân, hụt hẫng từng hơi thở:

Nhớ anh xưa mũ đội đầu
Mũ Tây, mũ Mỹ, mũ Tầu, mũ Ta
Mũ Tây độc, mũ Đông tà
Mũ ông Thầy, mũ Chú Ba cười cười
Một mình một ngựa. Ôi thôi
Bao nhiêu là mũ rụng rời. Anh đi
Mũ nan mũ dạ mũ ni
Hôm nay anh đội mũ gì quá quan

Chị Nhã Ca! Chị có đồng ý với tôi, chỉ một điều này thôi nhé:

-Khi buồn đọc thơ mình rặn, ôi sướng dường bao! Nếu thơ bỏ ta ta đi nữa, thà chết phứt cho rồi! Phải vậy không chị?


Phạm Quang Ngọc

Nhã Ca Ký Sách Tại Paris, Nói Chuyện “Đường Tự Do Saigon”


Thứ Bẩy 20-5, đông đảo đồng bào đã tham dự buổi phát động phong trào “Trả Lại Ta Saigon” tổ chức tại Paris. Khán giả chào đón nhà văn Nhã Ca vừa từ Little Saigon tới nói chuyện về “Saigon của chúng ta, Saigon của tôi” và ra mắt ký sách “Đường Tự Do Saigon”. Đây là bộ truyện Nhã Ca viết về Saigon đổi đời sau tháng Tư 1975 vừa được Việt Báo ấn hành tại Hoa Kỳ.

vietbao.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn